Giống

      Cây đào sinh trưởng tốt ởnhững vùng cao nước ta, cây có thể sống đến 20 – 30 năm, chúng thuộc nhóm cây thân gỗ, hạt cứng, cao khoảng 5 – 7m, cành phân nhánh. Quả đào phát triển từ đầu năm cho tới tháng 5 – 6 thì chín và chín rộ trong tháng 6. Tuy nhiên mọi người vẫn cần nắm vững kỹ thuật trồng cây đào đúng cách nhất để cho năng suất cao. 

      Nhân giống: 
Đào nên trồng bằng cây nhân giống bắng ghép mắt hay ghép cành. Gốc ghép thích hợp cho cây đào ăn quả là cây đào thóc. Thời vụ ghép đào có thể quanh năm, trừ những tháng mưa nhiều. Tháng 4 - 5 cây nhỏ có thể ghép cành bên, tháng 8 - 9 cây to có thể ghép mắt và tháng 12 – 1 khi cây đã rụng lá có thể ghép nêm. Trồng cây đào ghép trong vụ Xuân có thể trồng bằng cây rễ trần khi cây chưa ra lộc non.


Giống đào Micret (đào Pháp): Cây đào Pháp là loại đào được lai tạo từ giống đào nổi tiếng có tên là Micrets của nước Pháp với giống đào địa phương Bắc Hà. Quả nhẵn màu đỏ hồng hấp dẫn, thịt quả màu vàng, khối lượng trung bình 80 gam/quả, chín sớm nên bán được giá cao. Nhược điểm là quả mềm và dễ bị dập nát trong quá trình vận chuyển.


Đào trơn Pháp: Giống đào này có nguồn gốc từ Pháp, vỏ quả màu vàng đỏ,không có lông, quả chín sớm vào tháng 4 nên không bị ruồi đục quả phá hại và giá bán cao khi chưa có các loại quả khác, cho hiệu quả kinh tế cao.




Đào SapaLà giống được trồng nhiều ở các địa phương miền núi cao: Sa Pa (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Đồng Văn (Hà Giang). Là giống có năng suất cao, chất lượng tốt nhưng do chín muộn vào tháng 5, 6 nên thường bị ruồi đục quả, đẻ trứng nở thành sâu non phá hại quả nặng. 



Đào mỏquạ (đào lông): đào trồng trong nước thường có màu hồng phấn, xen lẫn các viền xanh là những viền hồng đậm. Đào mỏ quạ ăn thơm và giòn, ngoài vị ngọt cũng pha lẫn một chút vị chua.





Đào mèo (đào Mộc Châu – Sơn La): Đào mèo có thân lá to và dày. Đặc biệt là phần quả: đầu quả hơi thon nhọn, ở phần đầu và phần cuống quả có màu đỏ tươi. Đôi khi có những đường sọc đỏ chạy dọc quả, hoặc những mảng đỏ tại thân quả. Những trái đã đủ độ chín có màu đỏ gần như toàn thân quả. Ngoài ra, khi bổ ra, ruột đào mèo cũng đỏ thẫm như son, róc hạt, hạt cũngcó màu đỏ. Nhược điểm của đào nước ta là bị giòi đục quả khi chín, làm giảm giá trị thương phẩm sau thu hoạch, khi bổ ra, ruột đào mèo cũng đỏ thẫm như son, róc hạt, hạt cũng có màu đỏ.


Trồng và chăm sóc cây con

Thời điểmtrồng cây con hoặc ghép cành cây thành thục

Đào nên trồng bằng cây nhân giống bắng ghép mắt hayghép cành. Gốc ghép thích hợp cho cây đào ăn quả là cây đào thóc. Thời vụ ghépđào có thể quanh năm, trừ những tháng mưa nhiều. Tháng 4 - 5 cây nhỏ có thểghép cành bên, tháng 8 - 9 cây to có thể ghép mắt và tháng 12 – 1 khi cây đã rụnglá có thể ghép nêm. Trồng cây đào ghép trong vụ Xuân có thể trồng bằng cây rễtrần khi cây chưa ra lộc non.

- Đào có thể trồng ở nhiều loại đất, nhưng thích hợp nhấtvà cho năng suất cao ở đất mâù mỡ có độ ẩm ở ven đồi, khe núi.

- Đào hố sâu 50 cm, rộng 50 cm, để đất mặt riêng lót xuốngđáy hố.

- Bón lót cho mỗi hố 20 - 30 kg phân hữu cơ + 0,2 - 0,5kg supe lân + 0,5 -1,0 kg vôi bột. Trộn đều phân với lớp đất mặt đưa xuống đáyhố. Lấp đất đầy hố trước khi trồng 15 - 30 ngày, đợi thời tiết tốt sẽ trồngcây. Nêú đất có nhiều mối phải tiến hành xử lý diệt mối trước khi trồng.


Mật độ và khoảng cách

Cácyếu tố ảnh hưởng đến cách tính mật độ và khoảng cách cây:

ü Đặc điểm giống: độrộng tán của cây trưởng thành.

ü Hình thức đốn tỉa:hình chén hay hình chữ V

Có thể trồng với khoảng cách sau: 4 – 5 m/cây. Mật độ 500cây/ha – 625 cây/ha)


Đào hố trồng, bón phân lót vàtrồng cây

NếupH đất thấp, tức là đất bị chua, cần rải vôi/ bón vôi toàn bộ vườn trồng trướckhi trồng. Nếu dùng vôi bột, cần bón trước 10 ngày. Lượng vôi cần bón phụ thuộcvào độ chua của đất. Nếu chưa xác định được độ chua của đất, có thể hỏi cán bộkhuyến nông để được biết. Hoặc dùng các cây chỉ thị để đánh giá độ chua của đất(tham khảo ở phần đất và pH đất ở phần tiếp theo của bài viết)

Nếuđất có nhiều mối phải tiến hành xử lý diệt mối trước khi trồng.

Xửlý và phát quang cỏ dại, dọn dẹp vườn quang đãng, thông thoáng. Sau đó tiếnhành xác định vị trí đào hố theo mật độ, khoảng cách đã định.

Đàohố, bón lót: Kích thước hố: dài x rộng x sâu = 60 x 60 x 50 cm. Nếu đất xấu cóthể đào hố kích thước lớn hơn. Khi đào để riêng lớp đất màu phía trên.

Đàoxong, trộn đều lớp đất mặt đã để riêng với toàn bộ lượng phân bón lót, vôi sauđó lấp xuống hố. Phủ một lớp đất mỏng cho kín phân. Đào hố và bón lót trước trồngkhoảng 20 – 25 ngày là tốt nhất.

Saukhi lấp hố cần tưới ẩm ngay. Dùng cọc chống cho cây vững vàng, không bị gió thổikhiến cho cây bị động rễ. Những ngày sau đó nếu không có mưa, thì cần tưới vàgiữ ẩm thường xuyên cho cây con trong những ngày tiếp theo. 

Cắt phần đáy túivà dọc phía bên túi, để giỡ bỏ túi bầu.

Khi trồng câyđào một hố lớn hơn bầu cây một chút ở giữa vồng đất, đặt phẳng cây xuống, lấplại cho kín và nén nhẹ

Sau đó dùng đoạn cọc tre chống giữ chocây, tưới nước và giữ ẩm đất thường xuyên trong 15 ngày sau trồng.




Hình 2: Trồng cây con từ bầu

Nếu trồng bằng cây ghép chú ý loại bỏ các mầm mọc từ phía dưới mắt ghép, vì đó là mầm của gốc ghép, mọc ra cây đào thóc quả nhỏ.




Quản lý đồng ruộng

Mật độ: có thể trồng với khoảng cách sau: 4 – 5 m/cây. Mật độ 500cây/ha – 625 cây/ha)


Thời vụ:
Ở miền núi nên trồng cây vào vụ Xuân tháng 2, tháng 3 khicây chưa lên lá và lộc non để có tỷ lệ sống cao.


Kỹ thuật trồng và chăm sóc

- Khi thời tiết thuận lợi thì đưa cây ra trồng, moi một hốcở chính giữa hố, đặt cây vào hốc theo thế tự nhiên, lấp đất. (Chú ý không lấpkín vết ghép). Dùng rơm, rạ hoặc cỏ khô tủ vào gốc để giữ ẩm cho cây. Tưới 10 -15 lít nước cho mỗi gốc.

- Sau trồng khoảng 1 - 2 tháng (khi cây đã bén rễ, hồixanh) có thể dùng nước giải, nước phân lợn pha loãng theo tỉ lệ 1/10, cách gốc50 – 60 cm.

-Trồng bằng cây ghép chú ý loại bỏ các mầm mọc từ phía dướimắt ghép, vì đó là mầm của gốc ghép, mọc ra cây đào thóc quả nhỏ.

- Sau trồng một năm cây đã có thể cho thu hoạch quả, hàngnăm có thể bón lượng phân cho một cây lượng phân như sau: 30 - 50 kg phân hữucơ + 300 - 500 gam supe lân + 100 - 200 gam kali clorua + 200 - 300 gam đạm urê.  

Phân bón và dinh dưỡng

+ Sau trồng mộtnăm cây đã có thể cho thu hoạch quả, hàng năm có thể bón lượng phân cho một câylượng phân như sau: 30 - 50 kg phân hữu cơ + 300 - 500 gam supe lân

+ 100 - 200 gamkali clorua + 200 - 300 gam đạm urê.

+ Phân hữu cơ,phân lân bón vào sau khi thu hoạch quả tháng 6,tháng 7 bằng cách: đào rãnh xungquanh tán cây sâu 20 cm, bón phân, lấp đất. Phân đạm và kali chia ra thành 3 phần bónvào tháng 1, tháng 2 trước khi cây ra hoa khoảng 10 ngày (40%),
+ Tháng 3 khi quảnon hình thành (30%) và tháng 4 khi quả lớn (30%) nếu đất khô thì hoà nước tưới, nếu đấtẩm thì rắc phân xuống đất xung quanh tán và xới nhẹ)

Chú ý tưới nướccho đào vào các thời kì: trước khi nở hoa, quả non và nuôi quả.

Tưới tiêu và thoát nước

Hồnggiòn có thể trồng ở các vùng có khí hậu ôn đới và á nhiệt đới. Tốt nhất là vùngcó độ cao từ 800m trở lên (so với mực nước biển); có trên 300 giờ lạnh từ 11 độtrở xuống về mùa đông. Đây là điều kiện để hồng phân bố mầm hoa và cho năng xuấtcao. Mùa quả chín, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm càng lớn thì chất lượng quảcàng tốt, màu sắc càng đẹp.

Đất trồng cây ăn quả phải thoát nước, cótầng canh tác dày trên 80 cm, độ pH từ 5.8 –6.5, không quá dốc. Trước khi trồngcây phải thiết lập vườn hợp lý. Đất trồng phải làm sạch cỏ trước khi trồng khoảng1 tháng, phân lô trồng, thiết kế đường đi trong vườn để thuận lợi cho việc chămbón và thu hoạch. Tốt nhất các vườn quả được bố trí cạnh hoặc gần nguồn nước,chủ động nước tưới trong điều kiện khô hạn, có rãnh thoát nước chống úng trongmùa mưa lũ. Vì đất ngập nước sẽ dẫn đến tình trạng rụng quả hoặc quả nhanh chuyểnmềm (mất độ giòn) sau khi thu hoạch.

            Lập vườn quả trên đất dốc cần tạocác luống bậc thang rộng 3- 5 mét theo đường đồng mức, các hàng cây nên bố trítheo hướng Bắc Nam.

Quản lý sâu bệnh

1. Ruồi vàng đụcquả

Đây là loại thườngphá trên nhiều loại quả: mận, đào, cam, quýt, ổi, lê... Ruồi đến đẻ trứng trênvỏ quả, trứng nở thành dòi đục thối quả, quả rụng hoặc không ăn được. Biện phápphòng trừ:

- Bao bọc quả:Dùng túi bọc quả chuyên dùng 2 lớp để bọc sau khi quả hình thành 20 - 30 ngày.:bên ngoài là túi nilon mỏng có đục lỗ thoát nước, bên trong là túi xốp trắng đểquả không bị rám.Trước khi bọc quả nên phun thuốc trừ nấm bằng Ridomin 68WG.

- Dùng bả: dùngMetyl Eugernol pha với 5% Nalet để làm bả diệt ruồi đực. Cách làm như sau: Dùngmột mảnh vải nhỏ (chiều rộng 2 cm, chiều dài 10 cm) nhúng hỗn hợp thuốc đã phatheo tỷ lệ nói trên, treo vào các cành nhỏ dưới tán cây. Phía trên bả cần che mảnhnilon khoảng 15 cm x 15 cm để tránh mưa. Mùi này giống mùi con cái tiết ra để dẫndụ ruồi đực đến giao phối nên khi chúng kéo đến sà vào bả bị ngộ độc chết hàngloạt do thuốc Nalet. Trứng do ruồi cái đẻ ra không thể thụ tinh thìkhông nở ra sâu non. Mỗi héc ta treo 4 - 5 bả, cách 1 tuần thay bả một lần. Cầntreo bả ngay từ đầu vụ đến sau khi đã thu hoạch xong một tháng nhằm hạn chế sựphát triển của ruồi cho những năm sau.

2. Sâu đục thân, đục cành

Làsâu non của xén tóc (xanh, hoa, hoặc nâu), sâu to bằng đầu đũa, xén tóc đẻ trứngtrên kẽ các cành non, sâu non nở ra phá từ cành non xuống dần các cành già phíadưới, làm cành héo dần khô và chết. Sâu sống trong đường ống rỗng giữa lõi cànhvà cứ từng đoạn 18 – 25 cm đục ra ngoài 1 lỗ, miệng lỗ hướng xuống dưới, từ đóđùn ra bột gỗ mới.

Phòngtrừ bằng cách:

- Bắtxén tóc, cắt bỏ và tiêu hủy những ngọn cành bị héo trong vụ Xuân.

-Dùng dây thép nhỏ, tay mây để chọc chết sâu hoặc bắt sâu non.

-Dùng bông tẩm thuốc bảo vệ thực vậy bịt vào lỗ sâu đục

-Phun các loại thuốc bảo vệ thực vật để diệt trứng sâu..

3. Bệnh chẩy gôm

Bệnh do nấm gây ra, thường phát sinh ở phần gốc cây, cách mặtđất khoảng 20 – 30 cm trở xuống cổ rễ và phần rễ. Giai đoạn đầu bệnh mới phátsinh thường vỏ cây bị nứt và chảy nhựa (chảy gôm). Bóc lớp vỏ ra, ở phần gỗ bịhại có màu xám và nhìn thấy những mạch sợi đen hoặc nâu chạy dọc theo thớ gỗ. Bệnhhại nặng, lớp vỏ ngoài thối rữa (giống như bị luộc nước sôi) và rất dễ bị tuộtkhỏi thân cây, phần gỗ bên trong có màu đen xám.

Nếu tất cả xung quanh phần cổ rễ bị hại, cây có thể bị chếtngay, nếu bị một phần thì cây bị vàng úa, sinh trưởng kém, bới sâu xuống dướicó thể thấy nhiều rễ cũng bị thối. Phòng trừ bằng cách:

- Đối với vết hại cục bộ phần thân gốc: Cạo sạch vết bệnh,dùng thuốc Aliette nồng độ 0,5% quét vào vết bệnh hoặc quét vôi vào gốc khi làmvệ sinh vườn sau khi thu hoạch quả.

- Đối với những cây có biểu hiện triệu chứng nhẹ cần phunAliette nồng độ 0,3% lên toàn bộ cây.

- Chú ý đào rãnh thoát nước tốt cho vườn cây, tránh tình trạnggây úng cục bộ.

4. Bệnh khô cành

Bệnh do vi khuẩn gây ra làm cho các cành đào khô và làm cholá, quả ở các cành bị bệnh héo. Bệnh làm giảm năng suất và chất lượng của quả.Phòng trừ bằng cách: vệ sinh vườn, cắt tỉa để thông thoáng.

Đốn tỉa và thụ phấn

Hàng năm sau thu hoạch quả cần tỉa bỏ nhữngcành la, cành bị sâu bệnh, cành tăm hương để cây thông thoáng, hạn chế chỗ trúngụ của sâu bệnh.

Khi cây đào cao 50 - 60 cm thì tiến hành bấmngọn để cây ra cành cấp 1, chọn 3 - 4 cành xung quanh tán cây, nuôi dưỡng cànhdài 50 – 60 cm thì tiến hành bấm ngọn, để 2 - 3 cành cấp 2 trên mỗi cành cấp 1.Khi cành cấp 2 dài 40 - 50 cm thì tiến hành bấm ngọn để sinh ra cành cấp 3, đâylà cấp cành chính tạo quả trên cây. Hàng năm đốn tỉa đến cấp cành này để thu hoạchquả, không được để cành vươn quá dài, khó quản lý quả và tranh chấp ánh sáng,dinh dưỡng.

Thu hoạch, bảo quản chế biến đóng gói

Thuhoạch quả khi vỏ quả đã chuyển màu theo đặc điểm của giống và thị quả đã ngọt,quả còn rắn, chắc. Không nên thu quả khi đã chín mềm trên cây dễ bị dập nát,khó bảo quản, vận chuyển.