Giống


Cây mận được trồng ở những vùng có độ cao từ 700 đến 1000m ở Việt Nam. Trong đó có một những giống phổ biến được trồng hiện nay gồm có cả giống mới nhập về (tham khảo thêm thông tin ở bảng phía dưới); có 3 giống phổ biến nhất là mận Tam Hoa, mận Hậu và mận Tả Van. Trên thực tế, cả ba giống mận trên đều có nguồn gốc từ một giống ban đầu ở miền nam Trung Quốc. 

Mận Tam Hoa: Đây là giống mận được trồng phổ biến nhất tại Tây Bắc Việt Nam. Cây phân cành mạnh, không hình thành thân chính, ra hoa tháng 2, thu hoạch tập trung cuối tháng 5 đến giữa tháng 6. Quả non có màu xanh, khi chín có màu đỏ tím, thịt quả có màu đỏ, khối lượng 20 – 55g/quả, độ Brix (độ ngọt) từ 11.5% – 13%. Mận Tam Hoa còn được thu hoạch xanh để xuất khẩu đi Trung Quốc.

Mận Hậu: Cây sinh trưởng trung bình, ra hoa cuối tháng 2, thu hoạch cuối tháng 6 đầu tháng 7, khi chín quả màu vàng xanh, hạt nhỏ, thịt quả dày màu vàng, dóc hạt, không đắng. Quả to, khối lượng quả 20 - 30g/quả, độ Brix khoảng 10%. Nhược điểm khi chín quả mềm nên khó vận chuyển.

Mận Tả Van: Còn gọi là mận đỏ (mận máu), trồng nhiều ở Sa Pa – Lào Cai. Thời gian ra hoa vào tháng 2, chín vào cuối tháng 6 đầu tháng 7. Quả tròn, khi chín có màu tím đỏ, khối lượng ~ 10 - 15g/quả, độ Brix ~ 8%. 

Mận Tả Hoàng Ly: Trồng ở một số huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai. Cây ra hoa vào cuối tháng 2, chín cuối tháng 6 đầu tháng 7. Quả màu vàng, khối lượng 30-35 g/quả, cây năng suất cao nhưng chất lượng trung bình, quả có vị chát.

Mận tím Bắc Hà:  Là giống chín muộn, thời gian ra hoa đầu tháng 2, chín tháng 7. Quả khá to, khi chín có màu tím đen, khối lượng quả trung bình 30 – 35 g/quả, chất lượng quả khá.

Mận thép: Là giống có nhu cầu rất thấp về độ lạnh, được trồng phổ biến ở một số vùng thấp của Yên Bái, Hà Giang. Thời gian ra hoa tháng 1, thu hoạch cuối tháng 5. Quả có màu vàng, khối lượng quả 20-25g/quả, hạt nhỏ, thịt giòn nhưng hơi chua.

Mận Gulf Beauty: Nhập nội từ Úc, trồng tại Mộc Châu – Sơn La từ năm 2001. Cây sinh trưởng trung bình, yêu cầu độ lạnh thấp (150CU), ra hoa đầu tháng 2, thu hoạch đầu tháng 5. Chín sớm hơn mận Tam Hoa khoảng 15 ngày, khi chín quả màu đỏ son, ruột vàng, kích thước trung bình khoảng 25-30 g/quả.

Mận October Blood: Nhập nội vào Việt Nam năm 2001, yêu cầu đơn vị lạnh thấp (150CU), là giống chín sớm. Thời gian ra hoa đầu tháng 2, thu hoạch đầu tháng 5, chín sớm hơn mận Tam Hoa, kích thước quả trung bình 25-30 g/quả, khi chín quả và thịt quả có màu tím đỏ.

Mận chín muộn Black Amber và Simka. Cây ra hoa giữa đến cuối tháng 2, thu hoạch cuối tháng 6 đầu tháng 7. Khối lượng quả lớn (60-80 g/quả). Mận Blackamber: quả có màu tím đen, tròn dẹt. Đường kính quả 3.8 – 4.5cm; Mận Simka: màu tím sậm, dáng oval, đường kính 3.2 – 4.1cm, chiều cao 3.4 – 4.3cm. Cả hai giống đều yêu cầu độ lạnh cao.

Trồng và chăm sóc

Chọn vùng trồng: Mận thích hợp với vùng miền có độ cao từ 900 – 1200m, có mùa đông lạnh, ví dụ như vùng Tây Bắc Việt Nam.Vườn trồng phải tiêu nước tốt, nên bố trí cạnh hoặc gần nguồn nước để chủ động nước tưới trong điều kiện khô hạn. Nếu trồng mận trên đất dốc thì cần cần tạo các luống bậc thang rộng 3-5m theo đường đồng mức.Nếu trồng mận để bán quả chín, quả to, độ ngọt cao; cần thiết phải chọn vùng được chiếu sáng tốt, không bị che phủ ánh sáng. Các hàng cây nên bố trí theo hướng Bắc– Nam để cây hấp thu ánh sáng tốt nhất.
Thời điểm trồng cây con hoặc ghép cành cây thành thục: cây con có thể được trồng vào tháng 12 hoặc tháng 1; ngoài ra còn có thể trồng vào mùa thu (tháng 7 tháng 8). Nhưng tốt nhất là trồng vào đầu mùa xuân khi nhiệt độ không quá cao, có mưa nhỏ, sẽ đảm bảo tỷ lệ cây sống cao. Vào mùa thu, chú ý lúc nhiệt độ cao (30 độ) và không tưới được cây con thì không nên trồng. Nếu ghép cành mận, chọn thời điểm tháng 2 hoặc tháng 3, khi thời tiết không nắng gắt cũng không có mưa nhiều, vì mưa nhiều sẽ khiến vết ghép dễ bị nhiễm bệnh..Khi trồng lưu ý chọn phân loại những cây to trồng cùng nhau, cây bé trồng cùng nhau để việc chăm sóc sau này được thuận lợi hơn. Ví dụ như độ cao của những cây to sẽ đồng đều, khi đốn tỉa sẽ tiến hành từ phía trồng cây to trước.Chú ý: sau khi tính số lượng cây con cần trồng, cần mua thêm 1-3% lượng cây con để trồng dặm sau này khi có cây con bị chết.
Mật độ và khoảng cách: các yếu tố ảnh hưởng đến cách tính mật độ và khoảng cách cây mận: 
- Đặc điểm giống mận:độ rộng tán của cây trưởng thành.
- Hình thức đốn tỉa: hình chén hay hình chữ V
- Mục đích thu hoạch quả để bán mận xanh (quả nhỏ) hay mận chín (quả to vừa, hay quả to cỡ to nhất)
Ví dụ, ở Mộc Châu, có thể trồng mận Hậu ở khoảng cách hàng cách hàng 5m và cây cách cây 4-5m (mật độ 400 – 500 cây/ha); trồng mận theo hình vuông-khoảng cách cây – cây bằng với khoảng cách hàng-hàng (1) hình lục giác khoảng cách cây-cây trong một hàng hoặc khác hàng là đều bằng nhau (2) hoặc so le nanh sấu (3). Với địa hình đất dốc, và tận dụng tối đã diện tích đất thì người dân ở Mộc Châu thường trồng theo hình nanh sấu: khoảng cách giữa các cây trong một hàng là bằng nhau,giữa 2 cây khác hàng là ngắn hơn (hình 3)

Hình 1: sơ đồ trồng mận phổ biến
Đào hố trồng, bón phân lót vàtrồng cây
Nếu pH đất thấp, tức là đất bị chua, cần rải vôi/ bón vôi toàn bộ vườn trồng trước khi trồng. Dùng vôi bột, cần bón trước 10 ngày. Lượng vôi cần bón phụ thuộc vào độ chua của đất. Khi chưa xác định được độ chua của đất, có thể hỏi cán bộ khuyến nông để được biết. Hoặc dùng các cây chỉ thị để đánh giá độ chua của đất (tham khảo ở phần đất và pH đất ở phần tiếp theo của bài viết)
Nếu đất có nhiều mối phải tiến hành xử lý diệt mối trước khi trồng.
Kích thước hố trồng cây phụ thuộc vào loại đất, kích cỡ của cây con, nguồn lao động và đặc biệt là khả năng tưới nước sau trồng cho cây con. Theo khuyến cáo của một số tài liệu kỹ thuật, kích thước hố trồng tối ưu là hố trồng cây ăn quả cần đàoto, kích thước hố 80 x 80 x 80cm. Khi đào lưu ý đổ riêng lớp đất màu trên mặt một bên và lớp đất phía dưới một bên. Khi lấp hố, nếu lớp đất mặt ít không đủ thì rải 1 lớp đất đáy xuống trước sau đó lấp đất mặt vừa trộn phân lên trên, vun thành vồng đất cao hơn so với mặt vườn 15-20cm để khi đất lún cây không bị trũng gây đọng nước khi mưa lớn làm cho cây úng nước chết hoặc tạo điều kiện cho bệnh phát triển.
 Việc đào hố trồng như trên được khuyến cáo với vùng đất có lớp đất mặt dày, tưới nước cho cây ngay sau khi trồng và có nhân công lao động để đào toàn bộ hố cho vườn cây. Vì việc đào đất lên sẽ làm lượng nước có sẵn trong đất bị bay hơi, đất trở nên khô cằn hơn, đặc biệt là sau khi trộn phân bón. Nếu không tưới nước ngay sau khi trồng, sẽ khiến cây con bị chết. Khi trồng 1 ha mận, thì số lượng cây con là 400-500 cây, do vậy cần chủ động được nguồn lao động để trồng cây con và tưới nước cho 400-500 hố.
Thông thường hố trồng cây ăn quả có thể đào sâu 50 - 60cm, tùy thuộc vào loại đất có tầng canh tác tốt hay không, nếu đất sỏi đá thì không nên đào quá sâu, 40-50cm là được. Tùy vào độ rộng tán của cây con mà tính độ rộng của hố, thường thì hố rộng 60 đến 80cm, vì cây mận có bộ rễ nông nhưng lan rộng.
Khi đào hố, lưu ý chia lượng đất đào lên thành 2 phần và để riêng biệt. Phần 1 là lớp đất mặt. Tính từ mặt đất, với những vùng đất tốt phần đất mặt này có độ dày 20cm đến 30 cm – khoảng hơn 1 gang tay người lớn, còn với những vùng đất xấu hơn, vẫn tính độ sâu này là phần đất thứ 1 để trộn phân bón. Vì nếu phần đất này quá ít, sẽ khiến cây con bị xót vì lượng phân bón để trộn quá nhiều. Để riêng lớp đất màu trên mặt để trộn cùng phân bón lót. Phần đất màu của hố cần được đập mịn để dễ dàng trộn đều 0.2kg đạm Ure, 1kg phân vi sinh, 0.2kg Kali đỏ và 1-3kg phân chuồng hoai mục (từ 1 – 3 vốc to phân chuồng)
Lớp đất tiếp theo sẽ được để riêng một bên để lấp hố, đập mịn để trộn cùng phân lân và phân chuồng. Vì phân lân có thể tồn tại trong đất lâu, khó bị di chuyển bởi nước tưới, và thúc đẩy sự phát triển của rễ cây nên sẽ trộn cùng phần đất thứ 2 này. Lượng phân lân cần trộn là 0.5kg supe lân và 20-30kg phân hữu cơ/phân chuồng.
Khi lấp hố, cần đập những cục đất to trở nên mịn để hút nước và giữ ẩm tối ưu. Nếulấp những cục đất to còn khiến cho nấm bệnh dễ phát triển, phân bón dễ bị bay hơi, đặc biệt là đạm và kali. Vun thành vồng đất cao hơn so với mặt vườn 15-20cm, vì sau này lượng phân hữu cơ sẽ xẹp xuống, vun vồng cáo sẽ giúp không bị trũng gây đọng nước khi mưa lớn, làm cho cây úng  nước chết hoặc tạo điều kiện cho bệnh phát triển.
Sau khi lấp hố cần tưới ẩm ngay. Dùng cọc chống cho cây vững vàng, không bị gió thổi khiến cho cây bị động rễ. Những ngày sau đó nếu không có mưa, thì cần tưới và giữ ẩm thường xuyên cho cây con trong những ngày tiếp theo.Cắt phần đáy túi   và dọc phía bên túi, để giỡ bỏ túi bầu.Khi trồng cây đào một hố lớn hơn bầu cây một chút ở giữa vồng đất, đặt phẳng cây xuống, lấp lại cho kín và nén nhẹSau đó dùng đoạn cọc tre chống giữ cho cây, tưới nước và giữ ẩm đất thường xuyên trong 15 ngày sau trồng.                                       

Hình 2: Trồng cây con từ bầu
Trồng xen
Thời kỳ cây chưa khép tán, có thể trồng xen một số cây họ đậu giữa các hàng, hoặc cắt xén cỏ duy trì ở độ cao 10cm so với mặt đất để tránh xói mòn. Không trồng xen cây vào sát dưới tán mận, vì sẽ cạnh tranh nguồn dinh dưỡng và nước tưới với cây mận. Cũng không trồng cây che ánh sáng của cây mận, ví dụ như khi cây mận còn nhỏ (dưới 1.5m, không trồng cây ngô sát với cây mận, vì sau này cây ngô sẽ che đi ánh sáng của cây mận. Cây ngô: có thể trồng ngô trong thời gian cây còn non, để cây mận không bị cạnh tranh về dinh dưỡng và che sáng, cần gieo cây ngô bên ngoài tán của cây mận, về thông tin chi tiết có thể xem tại “hướng dẫn chuyển đổi từ đất trồng ngô sang đất trồng mận”.Bí ngô ăn quả, bắp cải, rau cải mèo, vv… có thể được trồng xen với cây mận, trong thời kỳ cây ngủ đông từ tháng 10 đến tháng 2.

Quản lý vườn cây

Chất lượng quả mận thường được đánh giá qua 4 đặc điểm sau: kích cỡ quả, tỷ lệ đường, màu sắc và hương vị quả; chất lượng quả mận quyết định bởi 3 yếu tố chính sau: ánh sáng, nước và phân bón, chất lượng bộ lá (tổng diện tích lá cây).
1. Ánh sáng, cây mận hấp thu ánh sáng tốt khi khoảng cách/mật độ trồng đảm bảo, cây được đốn tỉa đúng phương pháp.
2. Cung cấp nước và phân bón, trong một số trường hợp cây không hấp thu tốt phân bón là do thiếu nước, bón phân không cân đối, không đầy đủ, độ chua của đất không phù hợp.
3. Tổng diện tích lá: bón phân cân đối thúc đẩy diện tích lá đạt tối ưu, thúc đẩy cây mận sinh trưởng và phát triển tốt.

Vai trò của ánh sáng mặt trời và các biện pháp đốn tỉa cành cho mận: để cây mận ít bị bệnh hại và có chất lượng quả tốt, độ ngọt cao, thì cây mận cần hấp thu ánh sáng mặt trời tốt; điều đó phụ thuộc vào khoảng cách/mật độ trồng, và hàng năm cây được đốn tỉa đúng phương pháp. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những vườn mận thu hoạch quả chín, quả chất lượng cao. Đối với những vườn mận trồng ở thung lũng, nơi bị che sáng nhiều, và mận thu hoạch để bán quả xanh là chủ yếu; thì việc đốn tỉa mận đơn giản chỉ để loại bỏ những cành vô hiệu (cành không ra quả, hoặc quả bé) và hạn chế bệnh hại phát triển.
Đốn tỉa là biện pháp cắt bỏ những cành mận vô hiệu, cắt bỏ những cành mận đúng cách để tạo tán mận thông thoáng theo hình dáng mong muốn, mục đích để tăng hiệu quả kinh tế thu được từ cây mận, ví dụ như hạn chế sâu bệnh hại (giảm công và chi phí phun thuốc, đảm bảo năng suất); đảm bảo chất lượng quả mận tốt nhất để có giá bán tốt, thu lại lợi nhuận cao hơn. Việc đốn tỉa đúng cách và đúng thời điểm là vô cùng quan trọng.

Mục đích của việc đốn tỉa: Đốn tỉa cây thành hình tán như mong muốn và đảm bảo cây tập trung nuôi cành chính to khỏe.
- Loại bỏ các cành vô hiệu, để cây thông thoáng, ánh nắng phân bố đều toàn bộ cây và không khí được lưu thông đến tất cả các cành lá của cây.
- Loại bỏ những cành chết, cành yếu, cành thối và cành nhiễm bệnh khỏi cây. Đảm bảo cây khỏe mạnh, tăng cường sự cân bằng phát triển giữa các cành trên mặt đất và hệ rễ.

Đốn tỉa cây mận khi chưa thu hoạch:
- Đốn tỉa định hình cây mận tiến hành sau trồng 6 tháng, 12 tháng; sau đó đốn tỉa theo lịch chăm sóc cho đến năm thứ 3.
- Bước đầu tiên là xác định hình dáng đốn tỉa mong muốn: hình nấm, hình phễu, tán nhọn (tán với cành trung tâm)… Sau khi xác định hình dáng đốn tỉa mong muốn, thông thường với cây non thì bước tiếp theo sẽ là xác định chiều cao cây.
- Xác định độ cao cây trưởng thành, từ đó xác định vị trí các cành chính.
- Xác định các cành chính giữ lại, cành chính không bị sâu bệnh hại, khỏe mạnh. 
- Loại bỏ các cành phụ không mong muốn, loại bỏ những cành chết, cành yếu và cành bị bệnh khỏi cây. Tạo tán và tỉa cành với cây mận trưởng thành.
- Để tạo dáng cho cây và đảm bảo bộ khung chắc chắn, giữ cây được trẻ hóa.
- Giúp cho việc thu hoạch được dễ dàng hơn.
- Loại bỏ những cành chết, yếu, hư và bị bệnh khỏi cây.
- Tỉa bớt quả non để tăng chất lượng và số lượng trái cây.
- Có thể phun thuốc trừ sâu bệnh hại đều khắp toàn bộ các bộ phận của cây.
Việc đốn tỉa với cây trưởng thành hàng năm gồm có 2-4 lần, đối với cây mận thu hoạch quả chín nên được đốn tỉa đầy đủ theo các  bước bên dưới, còn với cây mận thu hoạch quả xanh việc đốn tỉa chỉ cần diễn ra đơn giản 1 lần vào mùa xuân:
- Tỉa cành mùa xuân: tỉa nhẹ để ánh sáng có thể đến đều khắp tán cây, và quả giúp cây sinh trưởng phát triển tốt. Loại bỏ những cành mọc ngược xuống đất, cành phụ sát gốc (cành vô hiệu không cho quả), và cành bên trong tán (cho quả rất nhỏ), cành sâu bệnh và cành già yếu.
- Đốn tỉa vào mùa hè: sau khi thu hoạch 2-3 tuần. Loại bỏ những cành già cỗi, cành sâu bệnh, cành mọc thẳng giữa thân cây.
- Đốn tỉa vào mùa đông: tiến hành khi trời còn lạnh, cây còn trong giai đoạn ngủ nghỉ. Loại bỏ những cành vô hiệu, cành mọc chụm vào phía trong.
- Với cây mận thu quả chín, để giúp cho quả có kích thước to và đồng đều hơn thì tỉa bớt quả giữ khoảng cách giữa các quả từ 4-5cm. Việc tỉa quả phải được thực hiện bằng tay và trước khi hạt quả trở nên cứng. Áp dụng cho những vườn thâm canh cao và phục vụ kênh hàng chất lượng cao.
Hiện nay, một số hình dáng đốn tỉa cho cây mận đang được áp dụng ở Mộc Châu bao gồm: (1) hình nấm, (2) hình tán đầu nhọn hoặc tán có cành trung tâm, (3) hình phễu, (3) hình cốc mở tán từ giữa, và (4) làm giàn chữ V (giàn Tatura).
Hình dạng giàn Tatura chủ yếu áp dụng cho giống nhập về để sản xuất mận chất lượng cao.
Hình phễu và hình nấm là hình thức đốn tỉa được áp dụng phổ biến ở Mộc Châu dành cho người trồng cây mận để thu hoạch bán quả chín.
Hình trụ nhọn được áp dụng cho cây mận thu hoạch bán quả xanh.






Hướng dẫn tạo tán hình phễu:

Trong hai năm đầu, tạo bộ khung tán theo hình dáng có hình phễu,…. Chú ý chiều cao của các cây trong vườn là đồng nhất. tán hình phễu thường được áp dụng cho mận Hậu. Cụ thể như sau:
- Sau trồng 4-5 tháng, cắt ngọn thân chính ở độ cao 40cm, chỉ để lại từ 3-4 mầm phân bố đều ở các phía và ở những độ cao khác nhau. Những mầm này sẽ phát triển thành những cành cấp 1
- Khi cành cấp 1 dài 50cm, tiếp tục cắt ngọn, kích thích cành cấp 2 phát triển
- Duy trì 8-10 cành cấp 2 phân bố đều ở 2 bên cành cấp 1.
- Khi cành cấp 2 dài khoảng 50cm tiếp tục cắt ngọn kích thích cành cấp 3 phát triển.
Đốn đau cây mận già, để trẻ hóa cây mận: dùng cưa cành chính chỉ để lại chiều cao 1.2m – 1.5m tính từ mặt đất. Từ 1.2 – 1.5m Cưa/ cắt toàn bộ những cành con trên cành chính
Hình 6: đốn đau, đốn trẻ hóa cây

RA HOA NHƯNG KHÔNG ĐẬU QUẢ: Những nguyên nhân khiến cho cây mận ra hoa nhưng không đậu quả hoặc tỷ lệ đậu quả ít, gồm có:
- Khi cây ra hoa cho đến khi hé nở mà gặp phải sương giá có thể làm hỏng hoa. Trong trường hợp này, hoa sẽ tàn trong vòng một ngày kể từ khi sương giá và bông hoa có màu nâu và hư hỏng rõ ràng. Điều này chứng tỏ hoa đã không được thụ phấn và do đó sẽ không đậu trái. Cũng có thể do vùng trồng ở vị trí thường xuyên bị sương giá, gặp trường hợp này xảy ra thì bạn có hai lựa chọn. Nếu cây còn nhỏ, nó có thể được chuyển đến một vị trí tốt hơn.  Nếu nó đã 5 năm tuổi trở lên thì tốt nhất bạn nên nghĩ đến ghép với giống mận mới, chịu được sương giá hơn.
- Ngoài ra còn có trường hợp là hoa sẽ tàn trước khi được thụ phấn. Các lý do có thể cho điều này là: Giống mận không có khả năng tự thụ phấn và không có ong thụ phấn cho hoa. Ở một số nơi chỉ đơn giản là thiếu ong. Hoặc do thời tiết có thể quá lạnh hoặc quá gió/mưa trong một thời gian dài sẽ cản trở ong ra ngoài thụ phấn cho cây. Hoặc khi phun thuốc bảo vệ thực vật vào khoảng 7 đến 9 giờ sáng, sẽ khiến hạt phấn dễ dàng bị hỏng và giảm tỷ lệ thụ phấn.
- Một nguyên nhân khác là hoa bị rụng khi chưa thụ phấn, quả non bị rụng, điều này có thể do cây không đủ phân bón, hoặc phân bón không cân đối, hoặc cây bị khô hạn trong thời gian ra hoa đậu quả.

Phân bón và dinh dưỡng

Phân bón và cách bón phân: Giai đoạn cây còn non, cho thu hoạch từ 25 đến 35kg/cây, năng suất trung bình của cây mận thành thục ở Mộc Châu là khoảng 65 đến 95kg/cây. Do vậy, tùy vào tuổi của cây mận mà có lựa chọn chế độ bón phân hợp lí. Bên cạnh đó, lượng phân bón của phụ thuộc vào thời tiết và loại đất. Với đất bạc màu, có thể chia phân bón ra làm nhiều đợt với từng lượng nhỏ hơn bình thường, điều này sẽ giúp làm giảm sự thất thoát phân bón trong đất. Có thể bón phân đơn (như bảng phía dưới), ưu điểm của bón phân đơn là đơn giản, dễ làm và chi phí thấp hơn so với bón phân bón tổng hợp. Tuy nhiên hạn chế của bón phân đơn gồm có:
- Không bổ sung được các yếu tố vi lượng cần thiết, sẽ dẫn đến một số triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng (tham khảo thêm trong phần triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng)
- Cây không hấp thu được toàn bộ lượng phân bón do dinh dưỡng không cân đối.
- Lâu dài sẽ làm giảm năng suất, mặc dù lượng phân bón không đổi hoặc thậm chí tăng thêm.
- Cần bổ sung thêm các yếu tố khác cho cây bằng phân bón lá, như phân bón lá vi lượng. Việc bổ sung bằng phân bón lá không có tác dụng bổ sung các yếu tố dinh dưỡng cho đất. Do vậy, nếu có điều kiện đầu tư thì nên bón phân tổng hợp theo bảng 3, có bổ sung thêmphân bón lá để quả ngọt hơn và màu sắc đẹp hơn.

Bảng2: Lượng phân bón đơn khuyến cáo

Lưu ý: trước khi thu hoạch một đến hai tháng, có thể phun phân bón lá bổ sung kali, điều này sẽ giúp hạn chế nứt quả, quả ngọt hơn và màu sắc quả đẹp hơn.


Cách bón: đào rãnh xung quanh tán cây hoặc cách tán cây 30cm, vì rễ cây ăn tới đâu thì tán cây lan tới đó, đặc biệt với cây mận, rễ cây thường vươn xa hơn tán từ 20-30cm; rắc phân vào rãnh sau đó lấp đất lên.

Đất và độ chua của đất (pH đất)
Loại đất phù hợp với cây mận là đất nhẹ, dễ thoát nước, có pH từ 5.5-6.5; nếu đất quá chua thì cần bón vôi bổ sung, vì khi pH đất thấp, cây sẽ không hấp thu được phân bón. Có thể xác định đất chua hay không dựa trên những cây chỉ thị đất chua, nghèo dinh dưỡng, những cây sau đây thường mọc trên đất chua, nghèo dinh dưỡng:

Hình9: cây chỉ thị độ chua               
Hình 10,cây chỉ thị độ chua thường gặp ở Mộc Châu, Sơn La
Chất hữu cơ trong đất: thông thường đất trồng mận thường là đất đồi dốc, dễ bị rửa trôi. Do vậy, để giảm sự xói mòn đất cũng như tăng lượng hữu cơ cho đất, người dân có thể trồng xen cây lạc dại để che phủ đất, hoặc quản lý cỏ dại một cách hợp lí chứ không diệt sạch cỏ dại.

TRIỆU CHỨNG THIẾU HỤT DINH DƯỠNG (PHÂN BÓN)
Triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng thường dễ dàng nhận biết thông qua màu sắc và hình dạng của lá cây. Dưới đây là một số triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng thường gặp trên cây mận.
Thiếu hụt kali: triệu chứng xảy ra ở phần lá già, với biểu hiện là lá biến màu vàng nhưng gân lá và phần cạnh gân lá vẫn có màu xanh, phần mép lá biến nâu và lan rộng vào bên trong lá.



Thiếu hụt Ma-giê: thiếu ma-giê thường xuất hiện vào giai đoạn quả phát triển. Mép lá biến vàng và lan rộng vào phía trong lá, phiến lá cong và hướng lên phía trên. Phần lá bị nặng sẽ biến nâu, sau đó lá bị rụng dần từ dưới lên ngọn, do vậy cuối cùng sẽ chỉ còn vài lá phía trên ngọn ko bị rụng.  



Thiếu hụt sắt: triệu chứng tương tự thiếu Kali, chỉ khác là biểu hiện đầu tiên xuất hiện ở phần lá non và phần mép lá không biến nâu. Với biểu hiện là lá biến màu vàng nhưng gân lá và phần cạnh gân lá vẫn có màu xanh.


Thiếu hụt Boron: cành mận già bị nứt và dễ gãy còn cành mận non sẽ bị phỏng rộp (như hình), lá bị méo mó, giòn và phiến lá dày.

Tưới tiêu và thoát nước

Vườn trồng phải tiêu nước tốt, nên bố trí cạnh hoặc gần nguồn nước để chủ động nước tưới trong điều kiện khô hạn. Nếu trồng mận trên đất dốc thì cần cần tạo các luống bậc thang rộng 3-5m theo đường đồng mức.
Hình 7: phân bố rễ và lượng nước hấp thu của của từng tầng rễ
Thông thường rễ cây mận ăn rộng hơn so với tán 30 đến 40cm, và 70% lượng nước sẽ được hấp thụ ở tầng rễ phía trên.Ở khu vực miền núi phía Bắc, mưa thường tập trung vào các tháng mùa hè và đầu thu, thường cung cấp đủ lượng nước cho cây mận. Tuy nhiên, những năm ít mưa xuân hoặc khô hạn, cần tưới đủ ẩm, đặc biệt vào vào 2 thời kỳ: thời kỳ ra hoa và phát lộc; thời kỳ quả lớn nhanh (trước thu hoạch 1 tháng) để đảm bảo năng suất. Vì nếu không có nước tưới, thì mặc dù được bón phân đầy đủ, cây mận cũng không hấp thu được phân bón ở trong đất, do vậy ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng quả. Ngoài việc đảm bảo năng suất, việc giữ ẩm thường xuyên sẽ hạn chế hiện tượng nứt quả ở mận.
Hình 8: nứt quả do mất cân bằng nước tưới
Đầu tiên, quả mận bị nứt như hình 8 hoàn toàn không phải do sâu hay bệnh hại, mà là do việc cung cấp nước tưới không cân bằng. Việc quả mận bị nứt như vậy, đầu tiên là do cây mận bị khô hạn một thời gian, trong thời gian khô hạn này, vỏ quả mận sẽ dày và cứng hơn bình thường. Sau đó gặp mưa, hoặc bị tưới nhiều nước đột ngột, lúc này thịt quả mận hút nhiều nước sẽ căng ra, nhưng do vỏ quả mận dày và cứng, không kịp thích ứng với sự thay đổi đột ngột này, mà bị nứt vỡ ra. Do vậy, để hạn chế tình trạng bị nứt quả, thì cần giữ lượng nước tưới, hay độ ẩm của đất ổn định. Bên cạnh đó việc bón cân đối phân bón, đặc biệt bổ phun thêm phân bón lá bổ sung Kali, Mg, sẽ hạn chế được hiện tượng nứt quả ở mận. 
Trong thời kỳ khô hạn, để hạn chế sự thoát hơi nước từ đất, có thể phủ rơm rạ lên xung quanh gốc cây. Ngoài ra việc trồng cây lạc dại, hoặc quản lý cỏ dại hợp lí cũng hạn chế việc thoát hơi nước từ đất.
Quả mận bị nứt sẽ dễ dàng bị sâu bệnh hại tấn công, từ đó lây lan nguồn sâu bệnh hại sang các quả khác. Như trong hình 8, quả mận bị nấm tấn công gây ra vết thâm đen ở phần nứt.
Cây mận bị héo hàng loạt là do bị thiếu nước, nhưng nhiều khi cũng là do bị úng nước. Còn nếu chỉ có một bộ phận bị héo, hoặc một vài cây bị héo, thì có khả năng là do sâu bệnh hại tấn công vào thân cây, cành cây và rễ của cây đó.

Quản lý sâu bệnh

Rệp

Rệp mận xuất hiện và gây hại rất sớm từ đầu mùa xuân, nhất là từ khi lộc xuất hiện đến cuối mùa xuân, có kích thước vô cùng bé (2 mm) tương đương với đầu cây kim. Tuy nhiên rệp lại có tốc độ sinh trưởng và gây hại rất nhanh. Rệp gây hại rất nặng trên lộc non trước, sau đó gây hại tới các lá giá phía dưới.

Rệp chích hút dinh dưỡng từ cây để nuôi sống cơ thể và sinh sản, từ đó làm cho các chồi non, lá non biến dạng, quăn queo, là một trong những nguyên nhân gây rụng quả hàng loạt ở các vùng trồng mận. Do kích thước của rệp rất khó phát hiện bằng mắt thường, cho nên dấu hiệu phát hiện trên cây có rệp là các chồi non bị thui, lá non bị quăn queo. Trong ảnh 12 là hình ảnh cây đã bị rệp gây hại nặng nề.




Hình 12: Rệp và
triệuchứng gây hại


Phòng trừ: các hoạt chất trừ rệp gồm có:

ü Organophosphates

ü Neonicotinoids

ü Spirotetramat

ü Spinosad

ü Abamectine

Do vậy người dân có thể tìm kiếm những nhãn thuốc có chứa hoạt chất này. Cách xem hoạt chất trên bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Vì rệp nép rất kỹ vào nách lá, kẽ chồi, mặt dưới của lá, thậm chí ở giai đoạn trưởng thành có thể hóa cánh bay đi; cho nên những thuốc tiếp xúc sẽ hạn chế trong việc trừ rệp. Do vậy nên ưu tiên chọn những thuốc thuốc nội hấp hoặc lưu dẫn.

Sâu đục thân

Sâu gây hại cả trên mận và đào, đặc biệt các ngọn chồi mùa và mùa thu. Trưởng thành của sâu là một loại bướm nhỏ có mầu nâu đen dài khoảng 1 cm.


Hình 13: Ngọn đào bị hại và sâunon đục ngọn mận, đào

Trưởng thành xuất hiện vào cuối mùaxuân, đẻ trứng vào các cuống lá mới nhú ở các chồi ngọn, chồi nách. Sâu non cómầu hồng nhạt đục vào ngọn, chồi tạo thành những rãnh dài 4-5 cm gây héo hàngloạt, làm giảm số lượng cành quả cho những năm sau. Khi các ngọn, chồi đã già sâunon có thể di chuyển gây hại trên quả, sâu non đục vào cuống hoặc núm quả tạothành các đường hầm trong quả tới hạt, ở các lỗ đục thưòng thấy dịch nhựa chảyra.

Phòng trừ : Tiến hành phòng trừ 2 lần, vàocuối mùa xuân, đầu mùa hè và đầu mùa thu. Do sâu non có thể sống trong thâncây, trong quả, do vậy cần phun thuốc lưu dẫn để tăng hiệu quả phòng trừ. Sửdụng thuốc có hoạt chất:

ü Acetamiprid hoặcDinotefuran

ü Chlorantraniliprole

ü Fipronil

ü Pyrethrins hoặcEtofenprox

ü Cartap

Sâu đục quả

Sâu noncơ thể màu hồng nhạt với đầu màu nâu. Kích thước dài 13mm. Tương tự như sâu đụcngọn, loài sâu hại này cũng có thể gây hại ngọn và quả.

Hình 14: Triệu trứng gây hại

Phòng trừ:

ü Thực hiện tốt biện pháp đốn tỉa, tiêu hủycành bị hại từ sớm hạn chế lây lan sang quả.

ü Biện pháp hóa học (xem sâu thân)

Ruồi đục quả

Khi quảmận bị ruồi đục quả, thì nhìn bên ngoài cũng rất khó phát hiện, nếu quan sát kỹ thì mới thấy một vết đốm đen/nâu ởngoài vỏ quả. Tuy nhiên phía bên trong quả thì đã bị sâu non ăn, và quả mận nàykhông thể ăn được.

Vào mùaxuân, ấu trùng ruồi từ đất nở thành con trưởng thành, ruồi trưởng thành là mộtloại ruồi to hơn ruồi nhà, cơ thể có màu vàng, cánh trong, khi đậu 2 cánh giangngang vuông góc với thân. Ruồi trưởng thành sẽ đẻ trứng vào nụ hoa, khi hoahình thành quả, sâu non (dòi) từ trứng sẽ ăn sâu vào bên trong quả mận còn non;hoặc ruồi đục quả đẻ trứng trên vỏ quả, sau đó con dòi sẽ ăn dần vào phía bêntrong quả. Vì vết ăn rất nhỏ, nên khi quả mận lớn dần lên, sẽ bít kín lỗ sâuăn.

          Phòngtrừ:

ü Thu dọn hết quả rụng trên vườn, chôn sâuxuống dưới đất hoặc làm thức ăn cho gia súc.

ü Thu hoạch quả kịp thời.

ü Sử dụng bẫy dẫn dụ màu vàng có chứa Methyl Eugenol (hìnhảnh) để theo dõi mật độ ruồi trên đồng ruộng (hình 16)

ü Phun phòng trừ trước khi thu hoạch mộttháng bằng hỗn hợp 5% bả Protein + 1% pyrinex 20 EC, mỗi cây phun 50 ml (1 m2),phun định kỳ tuần 1 lần đến thu hoạch xong. Phun bả protein khác với phun thuốchóa học là chỗ chỉ cần phun điểm để dẫn dụ con trưởng thành (hình 17)

ü  Hoặc có thể kiểm soát bằng thuốchóa học với hoạt chất deltamethrin khi hoa tàn, biện pháp này sẽ hoàn toàn giúpkiểm soát được ruồi đục quả. Chú ý phun đều khắp toàn bộ cây.

ü  Khi phát hiện có ruồi đục quảtrong bẫy ruồi, phun thuốc có hoạt chất Acetamiprid hoặc Dinotefuran,Chlorantraniliprole, Fipronil, Pyrethrins hoặc Etofenprox.

 Hình 15: Ruồi đục quả     


Hình 16: Bẫy ruồi vàng

Hình 17: Lá cây cần được bao phủtoàn bộ khi phun thuốc trừ sâu và lá cây chỉ cần bao phủ một phần khi phun bả


Bệnh thủng lá trên cây mận

Triệuchứng biểu hiện rõ rang của bệnh này là trên lá xuất hiện rất nhiều lỗ thủngnhư súng bắn. Những trên lá xuất hiện hững vòng tròn màu nâu, sau đó phần màunâu này chuyển thành khô héo và tách ra để lại các lỗ trên lá. Ngoài ra có thểquan sát thấy những đốm nâu này trên chồi non, trên quả.

Bệnh nàydo nấm gây ra, phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt của mùa xuân, ngoài ranấm bệnh cũng gây hại ngay cả trong mùa thu.

Phòng trừ:

ü Đốn tỉa cảnh, tạo lưu thông khôngkhí cho cây.

ü Sau khi đốn tỉa, thudọn tàn dư thực vật sạch sẽ.

ü Có thể phun phòng bệnh định kỳhàng tuần bằng hoạt chất copper hoặc Mancozeb.

ü Tỉa bỏ những cành lá bị nhiễmbệnh, và dọn sạch sẽ những phần này ra khỏi vườn.


Hình 18: Bệnh thủng lá mận


         

Bệnh chảy gôm 

Chảy gômthông thường là triệu chứng thường thấy trên cây đào, cây mận. Việc cây tiết ragôm là phản ứng của cây khi bị tổn thương, có thể do côn trùng cắn phá, do bịđứt gãy thân/cành, bị tổn thương do khí hậu lạnh, do thuốc diệt cỏ, hoặc do vikhuẩn Botryosphaeria. Với các vết tổn thương do khí hậu lạnh, côn trùng cắnphá, đứt gãy cành sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập.

Khi câychảy gôm do vi  khuẩn thì sẽ được gọi làbệnh chảy gôm. Vi khuẩn có thể gây hại trên thân, cành, chồi, mầm, hoa, lá vàquả. Vết bệnh trên lá thường có hình tròn, mầu nâu, khi già vết bệnh rụng khiếnlá bị thủng lốm đốm nhiều chỗ. Các chồi non khi nhiễm bệnh bi héo nâu và chết,trên vết bệnh thường chảy gôm. Bệnh tạo những vết lõm thon dài hoặc tròn trêncành và thân với một số lượng lớn gôm chảy ra trên vết bệnh. Bệnh phát triểnnặng có thể làm chết cành và cả cây. Vết bệnh lõm mầu nâu với chảy gôm có thểgặp cả ở trên quả.

Hình 19: Chảy gôm trên thân cây


          Biệnpháp phòng trừ

ü Nhân giống sạch bệnh, chỉ lấy mắtghép ở những cây không bị bệnh.

ü Đốn tỉa sau thu hoạch và trongmùa đông tạo độ thông thoáng và loại bỏ những bộ phận cây bị bệnh

ü Biện pháp hoá học: Mùa đông, saukhi đốn tỉa, dùng dao sắc nạo sạch các vết bệnh lớn trên thân và cành to. Tiếptheo là phun hoặc quét thuốc có hoạt chất copper lên vết thương.

ü Mùa xuân: Phun dung dịch 50%Clorua oxyd đồng hai lần. Lần thứ nhất trước lúc ra hoa, lần thứ 2 khi bắt đầu kết trái. Khi phunthuốc cho cây mận, chú ý phun thuốc vào chiều mát, vì thời điểm sáng sớm từ7-10 giờ là thời điểm cây thụ phấn đậu quả. Nếu phun thuốc thời điểm này sẽ làmgiảm tỷ lệ đậu quả.

Bênh phấn trắng

Bệnh phấntrắng trên cây mận là do nấm hại, bột phấn trắng chính là bào tử của nấm. Nhữngbào tử này sẽ phát tán và làm lây lan bệnh rất nhanh. Bênh này thường pháttriển mạnh ở tán lá rậm rạp lá, cành chen chúc, không khí không lưu thông tốt. Khicây bị bệnh phấn trắng, sẽ dễ dàng bị tấn công bởi sâu bệnh hại khác, đặc biệtlà rệp.

 Các biện pháp chính để phòng bệnh phấn trắng:

ü Tưới nước và bón phân hợp lý,đầy đủ cho cây.

ü Đốn tỉa cảnh, tạo lưu thông khôngkhí cho cây.

ü Sau khi đốn tỉa, thudọn tàn  dư thực vật sạch sẽ.

ü Với những vùng có bệnh phấntrắng gây hại thường xuyên, chọn giống kháng bệnh, ghép giống kháng bệnh.

ü  Sử dụng thuốc có hoạt chất Mancozebphun phòng định kỳ hàng tuần. Khi thấy dấu hiệu của bệnh thì tiến hành trị bệnhbằng cách phun thuốc có một trong các hoạt chất sau: Propiconazole hoặc Difenoconazolehoặc Captan hoặc Chloorthalonil ví dụ như Bumper 250 EC, Score 250 EC.

Hình 20: Triệu chứng bệnh phấntrắng trên lá và quả đào

Bệnh rỉ sắt trên cây mận

Bệnh rỉsắt do gấm gây nên, là bệnh thường gặp với người trồng mận. Bệnh thường pháttriển vào đầu mùa hè và gây thiệt hại nặng nề trong mùa hè. Bệnh gỉ sắt có thểgây ảnh hưởng rất nghiêm trọng, vì nó xảy ra trong quá trình hình thành lá nonvà thời gian ra hoa. Vết bệnh xuất hiện mặt dưới của lá, là một lớp phủ màu nâu,giống gỉ sắt như hình 21. Mặt trên của lá cũng có thể có những vết đen nhỏkhông đều.

Hình 21: triệu chứng trên lá


Bệnh rỉ sắt phát tán theo gió, tồn tại trong tự nhiên rất lâu, ví dụ nhưtồn tại trong đất. Bệnh có thể cư trú trong cây cỏ dại xung quanh vườn, trongcác khe rãnh trên thân cây, và khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát tán và lâylan nhanh chóng.

Các biện pháp kiểm soát bệnh gỉ sắt:

ü Rỉ sắt phát triểnmạnh trong điều kiện độ ẩm không khí cao, điều này có thể được giảm thiểu bằng cách đảm bảokhông khí lưu thông tốt qua giữa cây bằng cách đốn tỉa hợp lí. Nếu vườn đã bị bệnhgỉ sắt gây hại, hãy đốn tỉa cây kỹ hơn, đặc biệt là ở giữa tán

ü Dọn sạch những cành lá sau khi đốntỉa.

ü KHÔNG loại bỏ cáccành lá bị nhiễm bệnh khỏi cây vì những lá bị nhiễm bệnh gỉ sắt vẫn có khả năngcung cấp chất dinh dưỡng cho cây mận, ngoài ra trong quá trình cắt bỏ cành lábị bệnh, các bào tử nấm trên lá sẽ dễ dàng phát tán và lây lan sang các câykhác.

ü Bệnh rỉ sắt pháttriển tốt nhất trên cây thừa đạm, do vậy không nên cho cây mận của bạn ăn quánhiều đạm Ure.

ü Kiểm soát bệnh bằngcách phun thuốc: phun phòng định kỳ một tuần một lần bằng hoạt chất  Mancozeb, ví dụ thuốc Zineb 72WP,

ü Phun trừ bệnh bằng một trong các hoạtchất sau đây Morpholines, Dithiocarbamates, Strobilurins, Chlorothalonil.

Địa y và rêu trên ký sinh trên câymận

Địa y được tìm thấy trên các cành và thân cây, chúng có thể có dạngthảm lá, hoặc các vết loang trên thân và cành cây. Các mảng địa y sẽ to lêntheo thời gian, vì vậy các cây già hơn có các mảng địa y lớn hơn. Địa y là sự kếthợp của một loại nấm và tảo xanh lam, chúng tồn tại và phụ thuộc vào nhau, và chúngkhông lấy bất cứ thứ gì từ cây. Địa y chỉ phát triển trên những cây mận yếu,già.

Có nhiều loại rêu, có thể có màu xanh lục, vàng hoặc bất kỳ màunào giữa màu xanh lục và vàng. Chúng là loại cây nhỏ mọc thành cụm ở những vịtrí ẩm thấp, râm mát. Vì lý do này, chúng thường xuất hiện ở phía bắc của thân câyhoặc bất kỳ phía nào khác trong bóng râm. Rêu hút ẩm và chất dinh dưỡng, chủ yếutừ không khí.

Tuy địa y và rêu không có gây hại trực tiếp cho cây, nhưng có mộtsố ý kiến cho rằng địa y và rêu làm giảm trao đổi không khí ở cây, làm nơi trú ẩncho sâu bệnh hại.

Có thể giảm thiểu nấm mốc và rêu bằng cách cắt tỉa tán cây bêntrong để đón ánh sáng và không khí vào. Sau khi thu hoạch, vào tháng 12, khitrái rụng xuống, hãy quét vôi để ngăn rêu và địa y.


Hình22: địa y sống trên cành mận


 

Đốn tỉa và thụ phấn

Chấtlượng quả mận thường được đánh giá qua 4 đặc điểm sau: kích cỡ quả, tỷ lệ đường,màu sắc và hương vi quả; chất lượng quả mận quyết định bởi 3 yếu tố chính sau:ánh sáng, nước và phân bón, chất lượng bộ lá (tổng diện tích lá cây).

ü  Ánh sáng, cây mậnhấp thu ánh sáng tốt khi khoảng cách/mật độ trồng đảm bảo, cây được đốn tỉađúng phương pháp.

ü  Cung cấp nước vàphân bón, trong một số trường hợp cây không hấp thu tốt phân bón là do thiếu nước,bón phân không cân đối, không đầy đủ, độ chua của đất không phù hợp.

ü  Tổng diện tích lá:bón phân cân đối thúc đẩy diện tích lá đạt tối ưu, thúc đẩy cây mận sinh trưởngvà phát triển tốt.

2.1 Vaitrò của ánh sáng mặt trời và các biện pháp đốn tỉa cành cho mận

Đểcây mận ít bị bệnh hại và có chất lượng quả tốt, độ ngọt cao, thì cây mận cần hấpthu ánh sáng mặt trời tốt; điều đó phụ thuộc vào khoảng cách/mật độ trồng, vàhàng năm cây được đốn tỉa đúng phương pháp. Điều này đặc biệt quan trọng đối vớinhững vườn mận thu hoạch quả chín, quả chất lượng cao. Đối với những vườn mậntrồng ở thung lũng, nơi bị che sáng nhiều, và mận thu hoạch để bán quả xanh làchủ yếu; thì việc đốn tỉa mận đơn giản chỉ để loại bỏ những cành vô hiệu (cànhkhông ra quả, hoặc quả bé) và hạn chế bệnh hại phát triển.

Đốntỉa là biện pháp cắt bỏ những cành mận vô hiệu, cắt bỏ những cành mận đúng cáchđể tạo tán mận thông thoáng theo hình dáng mong muốn, mục đích để tăng hiệu quảkinh tế thu được từ cây mận, ví dụ như hạn chế sâu bệnh hại (giảm công và chiphí phun thuốc, đảm bảo năng suất); đảm bảo chất lượng quả mận tốt nhất để cógiá bán tốt, thu lại lợi nhuận cao hơn. Việc đốn tỉa đúng cách và đúng thời điểmlà vô cùng quan trọng.

Mục đích của việcđốn tỉa:

ü Đốn tỉa cây thànhhình tán như mong muốn và đảm bảo cây tập trung nuôi cành chính to khỏe.

ü Loại bỏ các cành vôhiệu, để cây thông thoáng, ánh nắng phân bố đều toàn bộ cây và không khí đượclưu thông đến tất cả các cành lá của cây.

ü Loại bỏ những cànhchết, cành yếu, cành thối và cành nhiễm bệnh khỏi cây. Đảm bảo cây khỏe mạnh,tăng cường sự cân bằng phát triển giữa các cành trên mặt đất và hệ rễ.

Đốn tỉa cây mậnkhi chưa thu hoạch:

ü Đốn tỉa định hìnhcây mận tiến hành sau trồng 6 tháng, 12 tháng; sau đó đốn tỉa theo lịch chămsóc cho đến năm thứ 3.

ü Bước đầu tiên là xácđịnh hình dáng đốn tỉa mong muốn: hình nấm, hình phễu, tán nhọn (tán với cànhtrung tâm)… Sau khi xác định hình dáng đốn tỉa mong muốn, thông thường với câynon thì bước tiếp theo sẽ là xác định chiều cao cây.

ü Xác định độ caocây trưởng thành, từ đó xác định vị trí các cành chính.

ü Xác định các cànhchính giữ lại, cành chính không bị sâu bệnh hại, khỏe mạnh.

ü Loại bỏ các cànhphụ không mong muốn, loại bỏ những cành chết, cành yếu và cành bị bệnh khỏi cây.

Tạo tán và tỉacành với cây mận trưởng thành

ü Để tạo dáng chocây và đảm bảo bộ khung chắc chắn, giữ cây được trẻ hóa.

ü Giúp cho việc thuhoạch được dễ dàng hơn.

ü Loại bỏ những cànhchết, yếu, hư và bị bệnh khỏi cây.

ü Tỉa bớt quả non đểtăng chất lượng và số lượng trái cây.

ü có thể phun thuốc trừsâu bệnh hại đều khắp toàn bộ các bộ phận của cây.

Việcđốn tỉa với cây trưởng thành hàng năm gồm có 2-4 lần, đối với cây mận thu hoạchquả chín nên được đốn tỉa đầy đủ theo các bước bên dưới, còn với cây mận thu hoạch quả xanh việc đốn tỉa chỉ cầndiễn ra đơn giản 1 lần vào mùa xuân:

ü Tỉa cành mùa xuân:tỉa nhẹ để ánh sáng có thể đến đều khắp tán cây, và quả giúp cây sinh trưởngphát triển tốt. Loại bỏ những cành mọc ngược xuống đất, cành phụ sát gốc (cànhvô hiệu không cho quả), và cành bên trong tán (cho quả rất nhỏ), cành sâu bệnhvà cành già yếu.

ü Đốn tỉa vào mùahè: sau khi thu hoạch 2-3 tuần. Loại bỏ những cành già cỗi, cành sâu bệnh, cànhmọc thẳng giữa thân cây.

ü Đốn tỉa vào mùađông: tiến hành khi trời còn lạnh, cây còn trong giai đoạn ngủ nghỉ. Loại bỏ nhữngcành vô hiệu, cành mọc chụm vào phía trong.

ü Với cây mận thu quảchín, để giúp cho quả có kích thước to và đồng đều hơn thì tỉa bớt quả giữ khoảngcách giữa các quả từ 4-5cm. Việc tỉa quả phải được thực hiện bằng tay và trướckhi hạt quả trở nên cứng. Áp dụng cho những vườn thâm canh cao và phục vụ kênhhàng chất lượng cao.

Hiệnnay, ba bốn hình dáng của cây mận đang được áp dụng ở Mộc Châu bao gồm: (1) hìnhnấm, (2) hình tán đầu nhọn hoặc tán có cành trung tâm, (3) hình phễu, (3) hìnhcốc mở tán từ giữa, và (4) làm giàn chữ V (giàn Tatura).

ü Hình dạng giànTatura chủ yếu áp dụng cho giống nhập về để sản xuất mận chất lượng cao.

ü Hình phễu và hìnhnấm là hình thức đốn tỉa được áp dụng phổ biến ở Mộc Châu cho cây mận thu hoạchquả chín.

Hình 3: tán hìnhphễu và tán mở giữa


Hình 4: dàn chữ V



Hình 5: Tán tán với cành trung tâm (tán đỉnh nhọn hoặc tán bán nhọn


 

Hướng dẫn tạo tánhình phễu:

Tronghai năm đầu, tạo bộ khung tán theo hình dáng có hình phễu,…. Chú ý chiều cao củacác cây trong vườn là đồng nhất. tán hình phễu thường được áp dụng cho mận Hậu.Cụ thể như sau:

ü Sau trồng 4-5tháng, cắt ngọn thân chính ở độ cao 40cm, chỉ để lại từ 3-4 mầm phân bố đều ởcác phía và ở những độ cao khác nhau. Những mầm này sẽ phát triển thành nhữngcành cấp 1

ü Khi cành cấp 1 dài50cm, tiếp tục cắt ngọn, kích thích cành cấp 2 phát triển

ü Duy trì 8-10 cànhcấp 2 phân bố đều ở 2 bên cành cấp 1.

ü Khi cành cấp 2 dàikhoảng 50cm tiếp tục cắt ngọn kích thích cành cấp 3 phát triển.

Đốn đau cây mậngià, để trẻ hóa cây mận:

ü Dùng cưa cànhchính chỉ để lại chiều cao 1.2m – 1.5m tính từ mặt đất.

Hình 6: đốn đau, đốntrẻ hóa cây


RA HOA NHƯNG KHÔNG ĐẬU QUẢ

Những nguyên nhân khiến cho cây mận ra hoa nhưng không đậu quả hoặctỷ lệ đậu quả ít, gồm có:

ü Khicây ra hoa cho đến khi hé nở mà gặp phải sương giá có thể làm hỏng hoa. Trong trường hợp này, hoa sẽ tàn trong vòng một ngày kể từ khisương giá và bông hoa có màu nâu và hư hỏng rõ ràng. Điều này chứng tỏ hoa đã khôngđược thụ phấn và do đó sẽ không đậu trái.

Cũng có thể do vùng trồng ở vị trí thường xuyên bị sương giá, gặp trườnghợp này xảy ra thì bạn có hai lựa chọn. Nếu cây còn nhỏ, nó có thể được chuyển đến một vị trí tốt hơn.  Nếu nó đã 5 năm tuổi trở lên thì tốt nhất bạnnên nghĩ đến ghép với giống mận mới, chịu được sương giá hơn.

üNgoài ra còn có trường hợp là hoa sẽ tàn trước khi được thụ phấn.Các lý do có thể cho điều này là: Giống mận không có khả năng tự thụ phấn vàkhông có ong thụ phấn cho hoa. Ở một số nơi chỉ đơn giản là thiếu ong. Hoặc do thờitiết có thể quá lạnh hoặc quá gió/mưa trong một thời gian dài sẽ cản trở ong rangoài thụ phấn cho cây. Hoặc khi phun thuốc bảo vệ thực vật vào khoảng 7 đến 9giờ sáng, sẽ khiến hạt phấn dễ dàng bị hỏng và giảm tỷ lệ thụ phấn.

üMột nguyen nhân khác là hoa bị rụng khi chưa thụ phấn, quả non bịrụng, điều này có thể do cây không đủ phân bón, hoặc phân bón không cân đối, hoặccây bị khô hạn trong thời gian ra hoa đậu quả.

Thu hoạch, bảo quản chế biến đóng gói

Thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch
Sau đây là một số điểm cần lưu ý khi thu hoạch mận chin: trước khi thu hoạch chú ý chuẩn bị dụng cụ thu hái, bao bì chứa phải sạch sẽ vệsinh; chuẩn bị khu vực bảo quản; liên hệ với thu mua; kiểm tra độ chín của quả;sắp xếp công lao động; bố trí phương tiện vận chuyển; theo dõi thời tiết; không phun thuốc cận ngày thu hái. Trong quá trình thu hoạch cần chú ý:
- Hái đúng độ chín, độ ngọt khi hái Brix~12%.
- Tránh hái quá sớm chất lượng không đảm bảo, hoặc hái quá muộn độ cứng giảm khó vận chuyển.
- Hái khi trời râm mát tránh làm giảm hàm lượng nước của quả. Không hái khi trời mưa, quả còn ướt.
- Khi hái nhẹ nhàng, hái bằng tay. Thùng chứa, bao tải, sọt đừng cần lót một lớp bảo vệ để tránh làm dập quả.
- Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như thang, sào để thu những quả ngoài tầm tay với. Hạn chế trèo lên cây, trong trường hợp bất khả kháng không nên treo lên những cành yếu, nhỏ có thể gây tai nạn cho người hái và làm tổn thương cây.
- Không đựng quả quá đầy, đổ quả đột ngột làm dập hư hại quả.