Giống

Cây lê có nguồn gốc ở miền tây Trung Quốc, là cây ôn đới, thích hợp với vùng có nhiệt độ từ 10-250C; cần nhiệt độ lạnh trong quá trình sinh trưởng để rụng lá và sau đó sẽ ra hoa và kết quả, trong giai đoạn ra hoa kết trái yêu cầu ngày nắng để cho năng suất và chất lượng tốt. Cây lê có thể cao hơn 10m trong tự nhiên, và cần được đốn tỉa hàng năm trong khi trồng để dễ chăm sóc, thu hoạch, cũng như giữ cho cây khỏe mạnh. Ngoài ra cây lê cần được vít cành thì mới đậu quả. Nhìn chung cây lê có sức chống chịu tốt và ít bị tấn công bởi sâu bệnh hại. Sau khoảng 3 năm từ lúc bắt đầu trồng, cây lê sẽ cho thu hoạch; thời gian thu hoạch của lê rất ngắn và cho sản lượng lớn.

Bảng 1: Một số giống lê được trồng ở Việt Nam

Đặc điểm

Hình ảnh

Lê VH6 (Lê Tai Nung): Quả hình tròn dẹt, vỏ màu xanh cho tới vàng nhạt, mịn và mỏng. Thịt quả có vị ngọt mát, tỷ lệ phần ăn được cao, mùi thơm đặc trưng. Khối lượng quả TB từ 300 - 400 gram/quả (quả to nhất đạt 700 gram/quả). Quả chín vào cuối tháng 6 đầu tháng 7.

Lê LMN1: Dạng quả hình cầu dẹt, khối lượng quả lớn (trung bình 300g/quả), vỏ quả màu nâu, khi chín chuyển màu nâu vàng, ít vết đốm. Thịt quả mềm màu trắng ngà, độ ngọt khá, ít chua, không nhiều sạn, không vị chát, thịt quả không bị thâm sau bổ ra. Thời gian ra hoa và lộc là đầu tháng 3. Thời gian cho thu hoạch quả trong tháng 7. Năng suất (cây 6 tuổi) đạt 18 - 20kg/cây

Lê đỏ Nam Phi: Vỏ màu xanh xen lẫn màu vàng có vệt đỏ rực rỡ khi quả chín. Quả hình phía trên thì thon dài, phía dưới hơi bầu tròn giống giọt nước, nhìn qua trông giống như trái hồ lô của Việt Nam, bên trong thịt trắng với hương vị thơm mát, ngọt nhẹ. Trọng lượng trung bình mỗi quả từ 200g đến 300g.

Trồng và chăm sóc cây con

Thời điểm trồng cây con hoặc ghép cành cây thành thục

Đối với cây ăn quả ôn đới nói chung, cây lê nói riêng thì trồng vào thời điểm cuối đông, đầu xuân hoặc đầu thu là thích hợp nhất:

- Cây có bầu: Có thể trồng quanh năm nhưng thời điểm tốt nhất là tháng 7 và tháng 8 hoặc tháng 12 và tháng 1 năm sau.

- Cây rễ trần: Thời điểm trồng tốt nhất là cuối đông, đầu xuân, xung quanh dịp tết âm lịch (vì khi đó cây đang trong giai đoạn ngủ nghỉ nên dễ sống). Lưu ý đối với cây rễ trần, trước khi đem trồng cần hồ rễ bằng cách nhúng toàn bộ rễ cây vào bùn loãng, đảm bảo tỷ lệ sống của cây tốt hơn.


Lê nên trồng bằng cây ghép mắt hay ghép cành. Tháng 4 - 5 cây gốc ghép nhỏ có thể ghép cành bên, tháng 8 – 9 cây gốc ghép lớn có thể ghép mắt và tháng 12 - 1 có thể ghép nêm. Gốc ghép thích hợp cho cây lê ăn quả là cây lê dại (Mắc coọt). Thời vụ ghép lê có thể quanh năm, trừ những tháng mưa nhiều, tốt nhất là trồng vào tháng 2 hoặc tháng 3.


Mật độ và khoảng cách

Các yếu tố ảnh hưởng đến cách tính mật độ và khoảng cách cây:

ü Đặc điểm giống: độrộng tán của cây trưởng thành.

ü Hình thức đốn tỉa:hình chén hay hình chữ V

Vớigiống lê LMN1: mật độ cây: 500 cây/ha (Bổ sung thêm cây trồng dặm: 25 cây/ha).  Khoảng cách trồng: hàng x hàng = 5 m; cây xcây = 4 m.

Trồngtheo hình vuông-khoảng cách cây – cây bằng với khoảng cách hàng-hàng (1) hình lụcgiác khoảng cách cây-cây trong một hàng hoặc khác hàng là đều bằng nhau (2) hoặcso le nanh sấu (3). Với địa hình đất dốc, và tận dụng tối đã diện tích đất thìngười dân ở Mộc Châu thường trồng theo hình nanh sấu: khoảng cách giữa các câytrong một hàng là bằng nhau, giữa 2 cây khác hàng là ngắn hơn (hình 3)


Hình 1: sơ đồtrồng lê phổ biến


Đào hố trồng, bón phân lót vàtrồng cây

NếupH đất thấp, tức là đất bị chua, cần rải vôi/ bón vôi toàn bộ vườn trồng trướckhi trồng. Nếu dùng vôi bột, cần bón trước 10 ngày. Lượng vôi cần bón phụ thuộcvào độ chua của đất. Nếu chưa xác định được độ chua của đất, có thể hỏi cán bộkhuyến nông để được biết. Hoặc dùng các cây chỉ thị để đánh giá độ chua của đất(tham khảo ở phần đất và pH đất ở phần tiếp theo của bài viết)

Nếuđất có nhiều mối phải tiến hành xử lý diệt mối trước khi trồng.

Xửlý và phát quang cỏ dại, dọn dẹp vườn quang đãng, thông thoáng. Sau đó tiếnhành xác định vị trí đào hố theo mật độ, khoảng cách đã định.

Đàohố, bón lót: Kích thước hố: dài x rộng x sâu = 60 x 60 x 50 cm. Nếu đất xấu cóthể đào hố kích thước lớn hơn. Khi đào để riêng lớp đất màu phía trên.

Đàoxong, trộn đều lớp đất mặt đã để riêng với toàn bộ lượng phân bón lót, vôi sauđó lấp xuống hố. Phủ một lớp đất mỏng cho kín phân. Đào hố và bón lót trước trồngkhoảng 20 – 25 ngày là tốt nhất.

Saukhi lấp hố cần tưới ẩm ngay. Dùng cọc chống cho cây vững vàng, không bị gió thổikhiến cho cây bị động rễ. Những ngày sau đó nếu không có mưa, thì cần tưới vàgiữ ẩm thường xuyên cho cây con trong những ngày tiếp theo.

Cắt phần đáy túivà dọc phía bên túi, để giỡ bỏ túi bầu.

Khi trồng câyđào một hố lớn hơn bầu cây một chút ở giữa vồng đất, đặt phẳng cây xuống, lấplại cho kín và nén nhẹ

Sau đó dùng đoạn cọc tre chống giữ chocây, tưới nước và giữ ẩm đất thường xuyên trong 15 ngày sau trồng.




Hình 2: Trồng cây con từ bầu

Quản lý đồng ruộng

Chọn vùng trồng

Chọnđất trồng lê có độ cao địa hình trên 1.200 m so với mực nước biển. Tương ứng vớiđộ lạnh từ 450 CU trở lên.

Đặcđiểm đất cần đạt các điều kiện: Tầng canh tác trên 70 cm, thoát nước, tránh nhữngvùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở. Thành phần dinh dưỡng đất từ trung bình trởlên.

Thiếtkế vườn lê tùy thuộc vào địa hình và độ dốc để có thiết kế phù hợp:

          - Nếu độ dốc 100, chia lô nhưđất bằng, trồng theo băng.

          - Nếu độ dốc > 100 tạo bậc thang rộng3- 5 m theo đường đồng mức. Thiết kế rãnh thu nước theo đường bậc thang và rãnhthoát chính vuông góc bậc thang để thu nước từ các rãnh trên đường bậc thangthoát nước xuống chân đồi.

          Với những địa hình có độ dốc lớn (>250), có thể trồng cây so le nhau giữa các băng (trồng nanh sấu).

Trồng xen

Thờikỳ cây chưa khép tán, có thể trồng xen một số cây họ đậu giữa các hàng, hoặc cắtxén cỏ duy trì ở độ cao 10cm so với mặt đất để tránh xói mòn. Không trồng xencây vào sát dưới tán, vì sẽ cạnh tranh nguồn dinh dưỡng và nước tưới với cây lê.Cũng không trồng cây che ánh sáng của cây, ví dụ như khi cây còn nhỏ (dưới1.5m, không trồng cây ngô sát với cây lê, vì sau này cây ngô sẽ che đi ánh sángcủa cây lê.

Câyngô: có thể trồng ngô trong thời giancây còn non, để cây lê không bị cạnh tranh về dinh dưỡng và che sáng, cần gieocây ngô bên ngoài tán của cây lê, về thông tin chi tiết có thể xem tại “hướng dẫnchuyển đổi từ đất trồng ngô sang đất trồng cây ăn quả”. Bí ngô ăn quả, bắp cải,rau cải mèo, vv… cũng có thể được trồng xen trong thời kỳ cây ngủ đông từ tháng10 đến tháng 2.

Trồng xen

Thờikỳ cây chưa khép tán, có thể trồng xen một số cây họ đậu giữa các hàng, hoặc cắtxén cỏ duy trì ở độ cao 10cm so với mặt đất để tránh xói mòn. Không trồng xencây vào sát dưới tán, vì sẽ cạnh tranh nguồn dinh dưỡng và nước tưới với cây lê.Cũng không trồng cây che ánh sáng của cây, ví dụ như khi cây còn nhỏ (dưới1.5m, không trồng cây ngô sát với cây lê, vì sau này cây ngô sẽ che đi ánh sángcủa cây lê.

Câyngô: có thể trồng ngô trong thời giancây còn non, để cây lê không bị cạnh tranh về dinh dưỡng và che sáng, cần gieocây ngô bên ngoài tán của cây lê, về thông tin chi tiết có thể xem tại “hướng dẫnchuyển đổi từ đất trồng ngô sang đất trồng cây ăn quả”. Bí ngô ăn quả, bắp cải,rau cải mèo, vv… cũng có thể được trồng xen trong thời kỳ cây ngủ đông từ tháng10 đến tháng 2.

 
Quảnlý cỏ dại


Xung quanh gốcvùng dưới tán cây phải luôn sạch cỏ để hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng với cây đểcây phát triển tốt. Có thể làm cỏ bằng tay, xới xáo nhẹ hoặc có thể sử dụng thuốctrừ cỏ nhưng tuyệt đối không được phun vào gốc tránh gây ngộ độc cho cây. Có thểdùng rơm rạ, dong giềng phủ xung quanh gốc để hạn chế cỏ mọc và giữ ẩm cho đất.


Hình11: Cây lạc dại che phủ đất

RAHOA NHƯNG KHÔNG ĐẬU QUẢ

Những nguyên nhân khiến cho cây lê ra hoanhưng không đậu quả hoặc tỷ lệ đậu quả ít, gồm có:

ü Khi cây ra hoa cho đến khi hé nở mà gặp phải sương giá cóthể làm hỏng hoa. Trongtrường hợp này, hoa sẽ tàn trong vòng một ngày kể từ khi sương giá và bông hoacó màu nâu và hư hỏng rõ ràng. Điều này chứng tỏ hoa đã không được thụ phấn vàdo đó sẽ không đậu trái.

ü Ngoài ra còn có trường hợp là hoa sẽ tàn trước khi đượcthụ phấn. Ở một số nơi chỉ đơn giản là thiếu ong. Hoặc do thời tiết có thể quá lạnhhoặc quá gió/mưa trong một thời gian dài sẽ cản trở ong ra ngoài thụ phấn chocây. Hoặc khi phun thuốc bảo vệ thực vật vào khoảng 7 đến 9 giờ sáng, sẽ khiếnhạt phấn dễ dàng bị hỏng và giảm tỷ lệ thụ phấn.

ü Một nguyên nhân khác là quả non bị rụng, điều này có thểdo cây không đủ phân bón, hoặc phân bón không cân đối, hoặc cây bị khô hạntrong thời gian ra hoa đậu quả.


TRIỆUCHỨNG THIẾU HỤT DINH DƯỠNG (PHÂN BÓN)

Triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng thường dễdàng nhận biết thông qua màu sắc và hình dạng của lá cây. Thông thường cây lêthường bị thiếu Mg, Mn và sắt; bằng cách bón phân bón lá vi lượng hoặc phân NPKcó bổ sung vi lượng sẽ khắc phục việc bị thiếu hụt các yếu tố vi lượng cho cây.

Phân bón và dinh dưỡng

- Lượng phân bón:

+ Thời kỳKTCB: 15 tấn phân hữu cơ + 300 kg đạm + 500 kg lân + 250 kg kali + 100 kg vôibột.

+ Thời kỳKD: 20 tấn phân HC + 600 kg đạm + 750 kg lân + 350 kg kali + 300 kg vôi bột.

- Cáchbón (cho cả thời kỳ KTCB và KD):

+ Bónlót: 100 % phân hữu cơ + 100 % lân + 100 % vôi bột. Đào hố, bón lót trước khitrồng từ 20 – 25 ngày.

+ Bónthúc và bón phục hồi: Bón theo thời điểm và tỷ lệ các loại phân như sau:

Lần bón

Thời điểm bón

Tỷ lệ bón

Phân HC

Đạm

Lân

Kali

1

T2 - 3

-

40 %

-

30 %

2

T5 - 6

-

50 %

-

50 %

3

T9 - 10

100 %

10 %

100 %

20 %

Đào hoặccuốc rãnh xung quanh gốc cây ở vị trí rìa tán, rãnh sâu 20 cm, rộng 15 – 20 cm.Hỗn hợp các loại phân theo tỷ lệ và bón vào rãnh, dùng đất tơi lấp kín phântrong rãnh. Trong điều kiện có thể sau khi bón tưới ẩm là tốt nhất.

Ghichú: trước khi thu hoạch một đến hai tháng, có thể phun phân bón lá bổ sungKali, điều này sẽ giúp hạn chế nứt quả, quả ngọt hơn và màu sắc quả đẹp hơn.

Hình 9: bónphân theo tán

2.1 Đấtvà độ chua của đất (pH đất)

Loạiđất phù hợp với cây lê là đất thịt, dễ thoát nước, có pH từ 6 – 7 (có thể đấtcó tính kiềm nhẹ nhưng pH không quá 7.5).  nếu đất quá chua thì cần bón vôi bổ sung, vìkhi pH đất thấp, cây sẽ không hấp thu được phân bón. Vùng trồng cần thoát nướctốt, không bị che bóng, đặc biệt là khi trồng trên núi, cần chú ý hướng trồng.

 

Chấthữu cơ trong đất: thông thường đất trồng lê thường là đất đồi dốc, dễ bị rửa trôi.Do vậy, để giảm sự xói mòn đất cũng như tăng lượng hữu cơ cho đất, có thể trồngxen cây lạc dại để che phủ đất, hoặc quản lý cỏ dại một cách hợp lí, không nêndiệt sạch cỏ dại bằng thuốc diệt cỏ.

Tưới tiêu và thoát nước

Quản lý sâu bệnh

- Rệp muội: Thườnggây hại nặng trên lộc xuân làm lá quăn lại hình ống. Ngoài ra rệp còn gây hạitrên quả mới đậu làm quả bị muội hóng làm đen quả. Phòng trừ bằng thuốc Sherpa25EC, Suparcide 40 ND.

- Sâu cuốn lá: DùngPadan 0,1 % phun lên lá khi sâu mới xuất hiện.

- Sâu đục thân, cành:Là sâu non của các loại xén tóc, đục vào thân cây, cành, làm cho cành bị héo,quả nhỏ bị rụng, bị nặng làm chết cả cây.

Cách phòng trừ: Dùngbông tẩm thuốc có tính xông hơi bịt vào miệng lỗ sâu đục. Có thể dùng xilanhtiêm trực tiếp thuốc vào lỗ sâu đục. Sử dụng thuốc: Trebon, Decis 0,1 %. Hăngnăm quét vôi vào gốc cây khoảng 60 – 70 cm tính từ mặt đất vào tháng 11 – 12 đểphòng các loại sâu rất hiệu quả.

- Ruồi đục quả: Ruồivàng trưởng thành dùng ống đẻ trứng chích sâu vào thịt quả đẻ trứng thành từng ổ.Sâu non nở ra phá hoại phần thịt quả làm quả thối, rụng. Dùng chất dẫn dụ sinhhọc Vizubon-D để bẫy ruồi đực, làm giảm khả năng sinh sản của ruồi cái. Treo bẫykhi bắt đầu xuất hiện ruồi đục quả từ tháng 5 – tháng 9 hằng năm. Có thể sử dụngtúi bao quả chuyên dụng để bọc quả cũng chống được ruồi cái đẻ trứng trên quả.

4.2. Bệnh hại:

          - Bệnh đốm đen: Do nấm gây hại trênlá, đọt non và quả. Phun thuốc Zinep 0,2 % để phòng bệnh.

          - Bệnh gỉ sắt: Gây hại nhiều ở mặt dướicủa lá, dùng thuốc Ridomim Gold 68WG để phun phòng bệnh.

Đốn tỉa và thụ phấn

Chấtlượng quả thường được đánh giá qua 4 đặc điểm sau: kích cỡ quả, tỷ lệ đường,màu sắc và hương vị quả; và được quyết định bởi 3 yếu tố chính sau: ánh sáng,nước và phân bón, chất lượng bộ lá.

ü  Ánh sáng, cây lê hấpthu ánh sáng tốt khi khoảng cách/mật độ trồng đảm bảo, cây được đốn tỉa đúngphương pháp.

ü  Cung cấp nước vàphân bón, trong một số trường hợp cây không hấp thu tốt phân bón là do thiếu nước,bón phân không cân đối, không đầy đủ, độ chua của đất không phù hợp.

ü  Chất lượng bộ lá:bón phân cân đối thúc đẩy diện tích lá đạt tối ưu, thúc đẩy cây lê sinh trưởng vàphát triển tốt.

2.1 Đốntỉa cho cây lê

Mục đích của việcđốn tỉa:

ü Đốn tỉa cây thànhhình tán như mong muốn và đảm bảo cây tập trung nuôi cành chính to khỏe.

ü Loại bỏ các cành vôhiệu, để cây thông thoáng, ánh nắng phân bố đều toàn bộ cây và không khí đượclưu thông đến tất cả các cành lá của cây.

ü Loại bỏ những cànhchết, cành yếu, cành thối và cành nhiễm bệnh khỏi cây. Đảm bảo cây khỏe mạnh,tăng cường sự cân bằng phát triển giữa các cành trên mặt đất và hệ rễ.

ü Không nên đốn tỉaquá nhiều, điều này sẽ khiến cho cây bị tổn thương và tập trung phát triển cànhlá và không ra hoa đậu quả.

Đốn tỉa cây:

ü  Đốn tỉa cành: Khicây phát triển được 90 cm, thì tiến hành bấm ngọn để tạo cành khung. Khi câyphân cành, chọn 3 – 4 cành to khỏe đều về các hướng để lại, cắt tỉa các cànhcòn lại. Thông thường vào năm thứ 2 sau trồng chọn 3-4 cành cấp 1 để tạo bộkhung tán, mỗi cành cấp 1 để lại 2-3 cành cấp 2, vin cành tạo tán theo khunggiàn đã được định hình, hoặc vin cành theo góc 750 theo gốc. Vin cành vào cuốitháng 10 đầu tháng 11 khi cây vừa rụng lá, lưu ý vin cành bằng cách vặn hơixoay nhẹ không để bị gãy hoặc dập cành.

ü  Khi cây được 3 – 4năm tuổi trở lên tiếp tục cắt tỉa, tạo tán. Hàng năm cần cắt tỉa các cành mọckhông đúng chỗ, tỉa các cành la, cành tăm để tập trung dinh dưỡng và kết hợp cắttỉa và vít cành giữ ổn định tán cây theo hướng hình phễu hoặc tán trung tâm.

ü  Thời gian đốn tỉa:Thời gian thích hợp để thực hiện đốn tỉa là sau khi thu hoạch quả vào cuốitháng 9 - tháng 10, vì lúc này trao đổi chất trong cây bị giảm nên không bị ảnhhưởng đến cây trồng. Cắt tỉa những cành mang quả, cảnh tăm, cành già, cành sâubệnh, những cành mọc không đúng hướng hoặc vị trí. Quá trình cắt tỉa cành hạnchế không tỉa bỏ quá 15 % tổng số cành.

Hình dưới là minh họa cho việc tạo tán cho cây lê trong 3 năm đầu:



Ngoài ra, cây lêcòn yêu cầu một kỹ thuật đặc biệt khác, đó là vít cành.

ü  - Vít cành: Đối vớicây lê việc vít cành gần như yêu cầu bắt buộc, nhất là đối với những giống cókiểu sinh trưởng thân thẳng đứng. Vít cành còn tạo bộ khung tán cây có dáng vữngchãi và diện tích ra lá mang quả tối ưu sau này đồng thời tăng sự phân hóa mầmhoa.

ü  + Thời điểm vítcành: Kết hợp thời gian cắt tỉa và vít cành vào cuối tháng 9 đến tháng 10 khicây rụng lá hoàn toàn.

ü  + Kỹ thuật vítcành: Đối với cây trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, ở lần vít cành đầu tiên, lựachọn cành cấp 1, cấp 2 để vít. Khi vít cành, hướng các cành chính (cành khung)đều theo các hướng, vít một góc 75 – 800 so với thân chính. Thông thường dùngdây sợi hoặc dây thép ø 2 - 3 mm buộc cọc ghim xuống nền đất để cố định cành. Nếucó điều kiện có thể làm giàn bằng ống thép ø 27 để cố định cành (làm cách nàychi phí thường lớn). Các năm sau vít tiếp đến các cành cấp 3, cấp 4..., góc độvít cành tương tự như vít cành khung, đảm bảo tán cây cân đối và thông thoáng.Khi buộc dây ghim cành, ở vị trí buộc cành cây dùng miếng nhựa mềm hoặc cao suđể đệm tránh dây buộc thít chặt cành. Lê là cây sinh trưởng, phát triển chồi rấtmạnh nên hằng năm cần cắt tỉa kết hợp vít cành để tăng khả năng phân hóa mầmhoa.

ü  Cố định dây ghéptrong khoảng 2 - 3 năm, khi cành đã ổn định và tạo thế cho tán cây có thể tháobỏ dây ghép.

ü  * Lưu ý: Kết hợp cắttỉa cành với vít cành hằng năm để tạo tán cây cân đối đều các hướng. Giới hạnchiều cao cây khoảng 2,5 – 3 m để dễ chăm sóc, thu hoạch và phòng trừ sâu bệnh.

Kỹthuật ghép chồi hoa:  

Lê là cây ăn quả ôn đới điển hình, phải trồngở những nơi có đủ độ lạnh cây mới phân hóa mầm hoa và ra quả. Để sản xuất lê ởcác vùng thấp, nơi có điều kiện nhiệt độ cao có thể áp dụng kỹ thuật sử dụngcác chồi hoa lê đã được phân hóa mầm hoa ở vùng có khí hậu lạnh và ghép vào gốcghép cây lê để cây có thể ra hoa, kết quả và cho thu hoạch. Công nghệ mới nàyđã được áp dụng đối với sản xuất lê công nghệ cao ở Đài Loan, Hàn Quốc, TrungQuốc và Nhật Bản.

*) Chọn chồi hoa lê:  

Chồi hoa là chồi lê đã được phân hóa mầm hoatrong điều kiện có độ lạnh, thường

là ở các cây lê đã cho thu hoạch quả ở cácvùng núi cao. Đây là cành mẹ được sinh ra từ cành vụ Hè hoặc vụ Thu năm trước,trải qua mùa Đông (tháng 11 - 12) các cành này hình thành lên các mầm hoa và sẽnở thành hoa và hình thành quả vào tháng 1. Chọn chồi có các mầm đã phình to,chiều dài 5 - 10 cm, trên có 3 - 5 mầm hoa.

*) Bảo quản chồi hoa:

Chồi hoa sau khi cắt phải được ghép ngay, đểlâu tỷ lệ ghép sống sẽ thấp. Nếu phải

vận chuyển xa có thể cắt chồi dài 20 – 30 cm,để hom trong bẹ chuối, giấy bản hoặc vải, hàng ngày dấp nước lã 1 - 2 lần. Khighép loại bỏ những mắt ở đầu và cuối cành ghép có chồi hoa.       

*) Kỹ thuật ghép

+ Dụng cụ ghép:         

- Dao ghép phải bằng loại thép tốt, đủ độ cứng,tốt nhất là loại thép không gỉ, dao

phải được mài sắc để đảm bảo cắt mắt ghép,cành ghép phải phẳng, mịn, ngọt, không xơ và chính xác. Dao ghép tốt nhất là loạidao ghép Trung Quốc mài phẳng 1 bên để khi cắt vết cắt không bị vặn.      

- Dây ghép nên dùng loại dây nilon tự huỷchuyên để ghép, vừa bền, chắc. 

- Kéo cắt cành dùng để cắt cành ghép, gốcghép không bị dập nát.

+ Thời vụ ghép:          

Thường ghép vào cuối tháng 12, đầu tháng 01khi mầm hoa đã nổi rõ và lá đã rụng         

hết.

+ Chăm sóc cây gốc ghép:      

Gốc ghép là các cây lê địa phương, lê dại,cây có tuổi 2 - 10 tuổi, được chăm sóc tốt, cắt tỉa để trên cây 1 - 5 cành cóđường kính 0,8 – 1,2 cm     .

+ Kiểu ghép    

Sử dụng phương pháp ghép nêm hoặc ghép áp.Thao tác cụ thể như sau:     

- Làm vệ sinh gốc ghép, cắt bỏ bớt cành phụ,gai ở đoạn cành phía dưới chỗ ghép.

Làm sạch cỏ vườn, bón phân dễ tiêu, tưới nướcđể cây chuyển động nhựa tốt. (nên để lại            những lá mọc ở gốc ghép nhằm tiếp tụccung cấp dinh dưỡng cho cây ghép sau khi ghép)  .

- Dùng kéo cắt cành cắt ngang gốc cành ghép,chẻ dọc gốc ghép theo chiều từ trên

xuống dưới dài 2 – 3 cm. Vết chẻ ở chính giữagốc ghép (đối với ghép nêm) hoặc một phần vỏ của gốc ghép (đối với ghép cànhbên).   

- Cắt 1 đoạn cành ghép có 2 - 3 mắt ngủ, trêncó các mầm hoa. Dùng dao vát 2 bên

gốc cành ghép (đối với ghép nêm) hoặc vát 1bên (đối với ghép cành bên). Chú ý vết cắt vát phải thật phẳng để cành ghép cóthể tiếp xúc tốt với gốc ghép.      

- Đưa cành ghép vào phần đã chẻ của gốc ghéplàm sao cho phần vỏ của gốc ghép

phải được tiếp xúc với phần vỏ của cành ghépthật khít. Dùng dây nilon chuyên dùng buộc thật chặt phần ghép giữa gốc ghép vàcành ghép, sau đó buộc cuốn 1 lớp mỏng lên phần cành ghép để giảm sự thoát hơinước của cành ghép hoặc dùng 1 túi nilon nhỏ chụp ra ngoài bao cả cành ghép vàmắt ghép.

- Sau 2 - 3 tuần, mầm hoa từ cành ghép mọc vàđâm thủng nilon mỏng chui ra

ngoài.

 Chú ý:Thao tác cắt mắt ghép, gốc ghép phải nhanh, chuẩn xác để tránh ôxy hoá

và tạo mặt phẳng không có khe hở giữa gốcghép với mắt ghép hoặc cành ghép. Khi buộc dây nilon phải chặt và chuẩn xác đểtượng tầng của gốc ghép với cành ghép hoặc mắt ghép được gắn khít vào nhau.

*) Chăm sóc cây sau khi ghép:          

Sau khi cắt ngọn gốc ghép, các mầm ở phần gốcghép mọc lên nhiều, cần loại bỏ để

tập trung dinh dưỡng cho mầm hoa phát triển.Có thể dùng dao sắc chích nilon mỏng để mầm hoa dễ chui ra ngoài. Chăm sóc câygốc cho cây sinh trưởng tốt.

*) Chăm sóc cây khi có quả   

Khi hoa nở có thể dùng kéo tỉa bớt các hoa dịhình, chỉ để 3 - 5 hoa/chồi. Khi quả

hình thành,tỉa bớt các quả nhỏ, chỉ để 1 - 2 quả/cành. Khi quả có đường kính 3 - 4 cm,dùng túi bọc quả chuyên dùng để bọc quả. Nếu dùng túi nilon phải lót bên trongbằng túi lưới xốp để nilon không dính trực tiếp vào vỏ quả, làm cháy, rám quả.

Thu hoạch, bảo quản chế biến đóng gói

- Cây lê có thể cho năng suất tối ưu lên đến 40 – 50kg/cây.

- Để quả lê có mẫu mã đẹp, hạn chế sâu bệnh đặc biệt làruồi đục quả nên sử dụng túi bọc quả chuyên dụng để bọc quả. Bọc khi quả có đườngkính 3 – 5 cm (tức là sau khi đậu quả 40 - 50 ngày). Dùng túi bọc quả chuyêndùng, lồng vào quả sau đó dùng ghim dập định vị túi bọc vào quả ở trêncành. 

- Thời điểm thu hoạch: Thu hoạch từ cuối tháng 6 đến giữatháng 7. Đối với vùng có nền nhiệt cao hơn (độ cao địa hình 1.200 m) sẽ thu hoạchsớm hơn từ 7 - 10 ngày so những vùng lạnh (độ cao địa hình trên 1.400 m).

- Cáchthu hoạch và sơ chế bảo quản: Thu hái nhẹ nhàng, tránh làm dập hoặc xây xát vỏquả làm quả nhanh hỏng hoặc giảm giá trị mã quả. Quả sau khi hái cần để vào hộpxốp để dễ vận chuyển và không bị dập nát. Bảo quản quả ở nơi khô ráo thoángmát. Trong trường hợp có điều kiện bảo quản quả