Thăm quan mô hình sản xuất cây ăn quả trong Tây Nguyên

         BÁO CÁO: Kết quả chuyến thăm quan học tập tại các tỉnh phía nam


          Được sự tài trợ của ACIAR, đoàn công tác của Hiệp hội cây ănquả ôn đới Sơn La đã có chuyển đi thăm quan học tập tại các tỉnh phía nam từ ngày 11 đến ngày 16 tháng 4 năm 2021. Ngay sau chuyến đi, ngày 17/tháng 4 năm 2021 đoàn đã họp, đánh giá kết quả chuyến đi và trực tiếp báo cáo với Ban chấp hành Hiệp hội cây ăn quả ôn đới Sơn La. Đoàn công tác được báo cáo tóm tắt kết quả chuyến đi thăm quan, học tập như sau:

          Trước hết Hiệp hội Cây ăn quả ôn đới Sơn La và các thành viên trong đoàn công tác trânthành cám ơn Aciar đã tài trợ và tổ chức rất chu đáo cho chuyến đithành công ngoài sự mong đợi này, cám ơn PGS, Tiến Sỹ Nguyễn Minh Châu đã tận tâm, nhiệt huyệt trao đổi, hướng dẫn chuyên môn cho đoàn trong cả chuyến đi

 

I. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC

1. Công tác giống cây trồng

1.1. Giống cây

Giốngcây trồng là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong sản xuất nông nghiệp. Thế giới đã đạt được những bước tiến dài về công nghệ giống nhưng Sơn La đang tiến rất chậm, đang bị tụt hậu quá xa ngay cả với các tỉnh phía nam của Việt Nam. Trong chuyến đi này đoàn công tác đặc biệt chú ý tới 2 loài cây là cây Mít và cây Bơ

-Giống Mít: hiện tại các tỉnh phía nam đang phát triển rất mạnh giống mít Thái Lan siêu sớm. Giống mít Thái Lan siêu sớm là giống cho năng suất rất cao, chất lượng cao, thịt quả có mầu hấp dẫn với người tiêu dùng nên trông mít Thái Lan siêu sớm cho hiệu quả kính tế rất cao. Mít Thái Lan siêu sớm có yêu cầu đất đai, khí hậu phù hợp với của các địa phương có độ cao dưới 650 m so với mực nước biển của tỉnh Sơn La

-Giống Bơ: hiên nay công tác nghiên cứu về giống Bơ trên thế giới đã có những tiến dài đáp ứng với yêu cầu sản xuất. Trên thế giới đã lai tạo được các giống Bơ có năng suất cao, chất lượng tốt (Hàm lượng dầu thực vật đạt từ 18 đến 20%) vượt xa những giống Bơ nhiệt đới (hàm lượng dầu thực vật chỉ đạt 5 đến 15%) như Hass, Lamb Hass, Fuerte, Pinkerton, Reed, Wurtz, Gem, Carmen, Zutano, Dusa, Duke 7. Giống Sheppanrd là giống hoa nhóm B, nên được trồng xem với Hass/Lamb Hass để tăng thụ phấn, tỷ lệ đậu quả.

Giống bơ Hass


Các tỉnh phía nam đã có tiếp cận rất nhanh với các giống Bơ mới được lai tạo chọn lọc trên thế giới. Hiện tại các tỉnh phía nam đã đưa hàng loạt các giống mới vào sản xuất. Các giống bơ nhiệt đới: 034, 036, Booth7…  Các giống bơ ôn đới: Hass, Lamb Hass, Reed, Gem… trong khi Sơn La vẫn đang sử dụng những giống Bơ được lai tạo chọn lọc từ trước những năm 1930 và được nhập về Việt Nam những năm 1960. Do chậm đổi mới công tác giống cây trồng nên hiệu quả trồng bơ của của Sơn La bị hạn chế, ảnh hưởng đến tiến độ mở rộng và phát triển diện tích trồng cây. 

1.2 Sản xuất giống

Thăm quan, học tập kinh nghiệm sản xuất giống tại gia đình ông Tư Thành tại xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến tre đã giúp đoàn công tác của Sơn La nhìn nhận, đánh giá lại các sản xuất giống của Sơn La.


-Thành phần ruột bầu: ruột bầu để gieo ươm cây thực sinh làm gốc ghép khôngthể duy trì là bầu đất trộng phân chồng hoai mục và phân hóa học nhưở Sơn La mà cần phải trộn thêm các chất giúp cho ruột bầu tới xốp, thoáng khí: xơ dừa, cở trấu đã ủ hoai …

- Về vườn ươm,  ngoài việc thoát nướcTỐT,  nên áp dụng các biện phápkhác mà quốc tế đang làm như: vườn ươm phải có độ dốc ( để nước mưanhanh), có bể khử trùng chân  khi đitừ khu vực để giá thể và khu vực gieo cây con SANG khu vực ghép ( đểđảm bảo cây giống sạch bệnh), cây bơ phải có cây chống để thân thẳng,để cây trong vườn ươm thưa, chỉ xếp 2, 3 hàng thay vì 10 hàng làm sẽ làmcây con cây cớm nắng và ốm yếu.

-Phương pháp ghép:

+Ghép Bơ: Vị trí ghép tại gốc ghép là ngọn cây thực sinh, vị trí có đường kính thân tương đương với đường kính cành ghép. Đoạn cành ghép là cành lấy từ ngọn bơ xuống (đoạn ngọn và 2-3 đoạn dưới ngọn). Vị trí ghép nên nằm ở tầm 25cm từ mặt bầu.

+Ghép mít: Cành để khai thác làm giống phải thực hiện khoanh vỏ (như chiết cành) trước khi khai thác nắt ghép 12-15 ngày (mùa khô) hoặc 25-30 ngày (mùa mưa). Cây thực sinh làm đốc ghép phải thực hiên cắt ngọn trước khi ghép để hạn chế nhựa cây tràn vào vị trí ghép. Phương pháp ghép: ghép mắt có lõi gỗ, ghép cửa sổ hình chức H. Vị trí ghép của mít Thái nên cao hơn tàm 45cm từ mặt bầu.




Cây bơ giống đạt tiêu chuẩn tại Di Linh, cao 1,2m và có cọc chống


 
2. Phương pháp trồng và chăm sóc cây

-Các loài cây bị nhiễm bệnh thồi rễ, thối cổ rễ (bệnh phytopthora) phải trồng nông làm sao cho cổ rễ  phải nằm ở phía trên của mặt đất (cây Bơ, cây sầu riêng, cây chanh leo). Xung quanh gốc cây phải làm sạch cỏ tạo độ thông thoáng, khô ráo cho gốc cây. Thực hiện bón phân theo hình chiếu của tán cây, không được bón phân vào gốc cây. Cần phải cải tạo đất để cải thiện dinh dưỡng cho cây và nâng độ PH của đất lên mứctrung tính (6.0 - 6.5) để phòng bệnh thồi rễ, thối cổ rễ (bệnh phytopthora).

-Cây Chanh leo bị nhiễm rất nhiều bệnh sau thời gian dài, nên chỉ nên trồng chăm sóc, thu hoạch trong 1 năm. Sau khi thu hoạch hết cần phải thu dọn tàn dưcây để tiêu hủy, thực hiện cày đất phơi ải để tiêu diệt mầm bệnhcủa cây chuyển sang gây hại cho năm sau.

-Cây Bơ: để cây ra hoa nhiều và đồng loạt cần dừng tưới nước cho cây trong suốt thời kỳ phân hóa mầm hoa, phun phân bón lá có chưa 2 thành phần dinh dường là P2O5 và K2O trước khi trổ hoa 1 tháng.

-Cây Bơ thường bị bọ cánh cứng cây hại chồi và lá non rất mạnh. Bọ cánh cứng thường rất thích ăn lá cây xoan Ấn Độ (Neem) vì vậy kho trồng bơ cần phải trồng cây xoan Ấn độ quanh vườn cây hoặc gần khu trồng Bơ vừađể vừa làm hàng cây chắn gió cho Bơ, vừa làm cây dẫn dụ bọ cánh cứng. Bọ cánh cứng tập trung gây hại cây xoan nên chúng ta chỉ việc mang thuốc phu trừ bọ cánh cứng ở cây xoan, không cần phải phun thuốc cho cây Bơ.

-Quả Bơ bị rất nhiều đối tượng sâu bệnh hây hại như bệnh Thán tư Bơ, bệnh ghẻ quả, bọ xít muỗi, ruồi đục quả … nên cần phải thực hiện tốt biện pháp phòng trừ bằng cách: phun thuốc Ridomil khi quả to bằng ngón tay cái và thục hiện bao quả ngay sau khi phun thuốc phòng bệnh.

3. Công tác tổ chức

-Không phải tất cả các giống mới tốt ở 1 địa phương khác mà đã tốt với địa phương mình vì vậy trước khi đưa giống mới vào sản xuất của địa phương cần phải trồng thử nghiệm, đánh giá kỹ về khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng quả, khả năng chống chịu sâu bệnh và các điều kiện bất lợi của ngoại cảnh tác động đến giống. Sau khi có kết quả đánh giá về giống cần phải phân tích đánh giá toàn diện về giống đó và quyết định lựa chọn giống cây trồng phù hợp.

-Việc lựa chọn phương pháp canh tác, chăm sóc cây phải đựa vào những tiến bộ kỹ thuật được các nhà khoa học nghiên cứu đồng thời phải phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương mình cả về vật tư phục vụ chăm sóc cho cây và tập quán canh tác…

-Để các thành viên của 1 tổ chức đi theo thì đòi hỏi người đứng đầu, những người là thành viên lãnh đạo tổ chức phải đam mê với công việc, phải gương mẫu đi đầu trong học hỏi kiến thức, kinh nghiệm và hăng hái đi đầu trong việc tiếp nhận giống mới, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

 

III. KẾ HOẠCH CỦA HIỆP HỘI SAU CHUYẾN ĐI

   1. Phổ biến kết quả chuyến công tác của đoàn đến tất cả các tổ chức, cá nhân là thành viên của Hiệp hội cây ăn quả ôn đới Sơn La.

   2. Lập kế hoạch để đưa ngay các giống cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và trên thế giới: Mít Thái Lan siêu sớm, Bơ Hass, Lamb Hass, Reed, Gem về trồng tại Sơn La (các tổ chức cá nhân là thành viên của hiệp hội cây ăn quả ôn đới Sơn La). Trung tâm giống cây trồng Sơn La giúp hội theo dõi, đánh giá và quyết định đưa các giống phù hợp về trồng tại các vùng cụ thể. Trước mắt thực hiện ghép cải tạo 5 ha vườn Bơ của Trung tâm giống cây trồng Sơn La và vườn Bơ của Hợp tác xã Quyết Thanh bằng các giống bơ Hass, Lamb Hass,Reed, Gem. Các thành viên của hiệp hội trồng mới cây Bơ thực hiệntrồng 90% số cây là 1 trong các giống bơ Hass, Lamb Hass, Reed, Gem (các giống bơ này thuộc nhóm A) và 10% số cây là các giống bơ nhiệt đới 034 và Booth 7 (và các giống Bơ thuộc nhóm B) đảm bảo đủ diện tích cho đánh giá khả năng thích nghi của giống, vừa chọn lọc cây đầu dòng phục vụ nhân giống sản xuất bơ xuất khẩu những năm tới của tỉnh Sơn La đồng thời đáp ứng yêu cầu của thị trường nội địa trước mắt.

   3.Vận động toàn thể Hội viên Hiệp hội cây ăn quả ôn đới Sơn La thay đổi thói quen trồng cây sâu dưới mặt đất để giữ ẩn gốc cho cây. Tất cả các loại cây ăn quả dễ bị nấm Phytopthora tấn công gây hại rễ và cổ rễ phải thực hiện trồng nông (cổ rễ phải nằm ở phái trên mặt đất) không bón phân vào sát gốc cây, phải bón phân theo hình chiếu của tán.
   4.Chuyển phương thức canh tác trồng và chăm sóc cây Chanh leo từ 2-3 năm/chu kỳ hiện nay thành chu kỳ sản xuất: 1 năm/chu kỳ. Thực hiện thu gom hết tàn dư cây chanh leo để tiêu hủy và cày lật đất phơi ải giữa 2 chu kỳ sản xuất cây chanh leo để phòng bệnh.

   5.Thay đổi kỹ thuật ghép trong sản xuất giống cây Bơ: Phải chọn cây gốc ghép là giống có khả năng chống bệnh thối rễ và thối cổ rễ (Phytopthora). Trong khi Việt nam chưa nhập được giống chống bệnh thì phải đánh giá và lấy hạt giống từ các cây Bơ có tuổi đới lớn, có khả năng chống chịu với bệnh thối rễ và thối cổ rễ (Phytopthora) để gieo ươm làm cây gốc ghép. Ghép bơ ở vị trí non của cây gốc ghép (dưới ngọn khoảng 5-7 cm), đoạn cành ghép là cành non (ngọn và 2-3 đoạn cành ghép dưới ngọn). Vườn ươm nhân giống Bơ phải thoát nước tốt, không để tình trạng bị ngập nước trong mọi điều kiện. Bề mặt vườn ươm phải thoát nước tốt, đảm bảo cho bề mặt vườn ươm phải luôn khô ráo.

   6.Thay đổi kỹ thuật ghép nhân giống cây mít: khoanh vỏ cành giống trước khi khai thác cành giống (mùa khô 10-15 ngày, mùa mưa 25-30 ngày); cắt ngọn cây để cho khô nhựa từ vết cắt trước khi ghép cây.
   7.Thay đổi thành phần ruột bầu gieo ươm cây thực sinh làm gốc ghép. Trung tâm giống cây trồng Sơn La tập trung nghiên cứu việc sử dụng vật tư,vật liệu của địa phương làm thành phần ruột bầu gieo ươm cây thực sinh làm gốc ghép cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của Sơn La.

   8. Khuyến cáo các thành viên của Hiệp hội nên trồng cây xoan Ấn Độ xung quanh tất cả các vườn Bơ của Hội viên để làm cây đẫn dụ bọ cánh cứng, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sâu bệnh cho Bơ. Triển khai ngay việc áp dụng phun thuốc Ridomil phòng bệnh, kết hợp với bao quả ngay sau phun thuốc phòng để phòng trừ sâu hại quả Bơ.

   9.Triển khai ngay việc thử nghiệm các biện pháp chăm sóc, điều khiển ra quả bơ theo kết quả chuyến thăm quan học tập của đoàn tại Trung tâm giống cây trồng Sơn La, đánh giá kết quả áp dụng để triển khai cho cácHội viên áp dụng trong thời gian tới.

   10.Tiếp tục đẩy mạnh công tác chế biến bảo quản quả, mở rộng đối tượng quả bảo quản chế biến tại Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp 19.5 Mộc Châu và Hợp tác xã Quyết Thanh. Tăng cường thông tin để tiêu thụ sản phẩm quả cho các thành viên của hiệp hội.

   11.Đẩy nhanh tiến độ khảo nghiệm 4 giống đào nhập khẩu từ Úc, Trung tâm giống cây trồng Hi88 Sơn La tập trung đánh giá giống để sớm có kết luận giống phù hợp đưa vào sản xuất để thay thế các giống Đào hiện có của Sơn La.

 

Nơi nhận

- Aciar

- Hiệp hội cây ăn quả ôn đới Sơn La

TM ĐOÀN CÔNG TÁC

TRƯỞNG ĐOÀN

 

 

 

 

 

Hà Văn Lán

PHÓ CHỦ TỊCH HIỆP HỘI

Các bài viết khác